Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) là một dụng cụ nhỏ hình chữ T mà bác sĩ hoặc y tá có thể cấy vào tử cung để tránh thai. Đây là một trong nhưng hình thức kiểm soát sinh đẻ có tỷ lệ hiệu quả nhất, với tỷ lệ thất bại dưới 1%. Và đây là một thủ thuật nhỏ chỉ mất vài phút. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khi phụ nữ cho rằng các trải nhiệm đặt vòng tránh thai từ không đau cho đến cực kỳ đau đớn. Thì thủ thuật này thường ít đau hơn mọi người sợ. Trong bài viết này hãy tìm hiểu những hiện tượng trước và sau đặt vòng tránh thai, bao gồm cả các tác dụng phụ và sự phục hồi.
Chuẩn bị trước và sau khi đặt vòng tránh thai
Trước khi đặt vòng tránh thai, bạn sẽ được nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về loại vòng nào tốt nhất. Có hai dạng vòng tránh thai:
Progestin có thể ngăn cản sự rụng trứng, tức là không có trứng để tinh trùng thụ tinh. Nó cũng làm đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển đến gặp trứng hơn nếu cơ thể rụng trứng.
Vòng tránh thai an toàn cho hầu hết mọi người sử dụng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với đồng không nên sử dụng vòng tránh thai bằng đồng. Và vòng tránh thai có thể tránh mang thai ngoài ý muốn nhưng không thể bảo vệ bạn khỏi những lây nhiễm qua đường tình dục.
Mọi người không nên sử dụng vòng tránh thai nếu có bất kỳ điều nào sau đây:
Đặt vòng tránh thai có đau không?
Nhiều người lo lắng về việc đau khi đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng những cơn đau do phụ nữ chia sẻ sau khi đặt vòng tránh thai, thấp hơn đáng kể so với cơn đau mà họ mong đợi.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng lo lắng trước khi làm thủ thuật có thể làm cho bạn cảm giác đau hơn. Làm việc với một bác sĩ hoặc y tá đồng cảm, người sẵn sàng dành thời gian để thảo luận về thủ tục và đưa ra lời trấn an, có thể giúp bạn bớt lo lắng và an tâm hơn.
Bạn có thể muốn hỏi bác sĩ về kinh nghiệm đặt vòng tránh thai trước đây của bác sĩ. Tương tự, bạn có thể nói với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng về những gì sắp xảy ra khi đặt vòng.
Một số người báo cáo rằng uống thuốc giảm đau không kê đơn trước khi làm thủ thuật sẽ giúp giảm đau sau đó, chẳng hạn như ibuprofen.
Lo lắng khi đặt vòng tránh thai có thể khiến bạn cảm thấy đau hơnĐặt vòng tránh thai
Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ cởi bỏ quần từ thắt lưng trở xuống. Sau đó, bệnh nhân sẽ nằm ngửa, thường là dạng chân kiềng. Bác sĩ sẽ đưa ra một tấm khăn để che đùi để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và ít bị lộ hơn.
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu bằng các ngón tay, sau đó làm sạch âm đạo và đáy cổ tử cung bằng dung dịch sát trùng.
Sau đó, họ sẽ đưa một mỏ vịt vào âm đạo để ngăn cách các bức tường, giúp bệnh nhân có thể nhìn rõ hơn. Sử dụng một dụng cụ nhỏ, bác sĩ sẽ đưa vòng tránh thai vào tử cung thông qua một lỗ nhỏ ở cổ tử cung.
Sau khi đặt vòng tránh thai
Một số người bị chuột rút tương tự hoặc đôi khi dữ dội hơn đau bụng kinh. Nếu cảm thấy cơn đau bất thường hoặc không thể chịu đựng được, bạn phải nói với bác sĩ. Và toàn bộ quá trình thực hiện thủ thuật thường chỉ mất vài phút.
Một số người cảm thấy chóng mặt sau khi đặt vòng tránh thai, vì vậy bạn nên nhờ người đưa bạn về nhà.Thường là rất an toàn để bạn trở lại nơi làm việc hoặc trường học ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau dữ dội hoặc chuột rút, bạn có thể nghỉ ngơi trong một ngày.
Bạn nên hỏi bác sĩ đợi bao lâu trước khi quan hệ tình dục không an toàn. Vòng tránh thai không thể ngăn ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vì vậy điều quan trọng là quan hệ tình dục an toàn hơn với bạn tình mới hoặc chưa được kiểm tra.
Chế độ nghỉ ngơi trước và sau khi đặt vòng tránh thai
Một trong những lợi ích chính của đặt vòng tránh thai là là không cần chăm sóc đặc biệt. Trong những ngày sau khi đặt vòng, bạn thường bị chuột rút. Thuốc không kê đơn có thể giúp giảm triệu chứng này. Mọi cơn đau sẽ biến mất sau vài ngày.
Vòng tránh thai gắn vào một sợi dây cho phép bác sĩ hoặc y tá tháo dụng cụ ra.Phụ nữ đặt vòng tránh thai có thể sờ thấy sợi dây bằng ngón tay. Tốt nhất là bạn để nó yên ở đó. Sợi dây không nguy hiểm nhưng kéo nó có thể di chuyển hoặc thậm chí làm tháo vòng tránh thai.
Nếu dây gây kích ứng hoặc nếu bạn tình có thể cảm thấy sợi dây đó trong khi quan hệ tình dục, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cắt nó.
Trong một số trường hợp khá hiếm hoi, vòng tránh thai có thể tự ra. Nếu điều này xảy ra, phụ nữ có thể mang thai. Nếu bạn có vòng tránh thai bị rơi ra ngoài nên gọi bác sĩ và không quan hệ tình dục không an toàn.
Phản ứng phụ
Vòng tránh thai bằng đồng và nội tiết tố có thể gây ra tác dụng phụ, mặc dù những tác dụng phụ này thường sẽ hết sau vài tháng.
Các tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai nội tiết tố có thể bao gồm:
Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ hoặc tất cả những điều trên.
Các phản ứng phụ của vòng tránh thai bằng đồng có thể bao gồm:
Các biến chứng với vòng tránh thai tương đối hiếm, nhưng có thể bao gồm:
Những người có tiền sử bệnh tim mạch, những người hút thuốc lá và những người trên 35 tuổi thường dễ bị biến chứng khi đặt vòng tránh thai nội tiết tố.
Các tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai an toàn đối với hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng vẫn có một số tác dụng phụ.
Tác dụng phụ trong thời kỳ kinh nguyệt
Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn có thể bị kinh nguyệt ra nhiều và ra máu đột ngột trong vòng từ ba đến sáu tháng. Bạn thường chảy máu nặng nhất sau những giờ hoặc ngày đầu sau khi đặt.
Vòng tránh thai bằng đồng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều, chuột rút và đau lưng khi hành kinh sau 3 đến 6 tháng đầu tiên. Kinh nguyệt của bạn sẽ bình thường trở lại sau sáu tháng.
Theo thời gian, vòng tránh thai nội tiết có xu hướng làm cho kỳ kinh của bạn nhẹ hơn và ít đau hơn. Theo công ty sản xuất vòng tránh thai, khoảng 20% phụ nữ ngừng có kinh sau khi sử dụng vòng tránh thai nội tiết trong một năm.
Tác dụng phụ khi quan hệ tình dục
Ngoài 3-6 tháng đầu tiên, bạn có thể sẽ không bị chảy máu đột ngột với vòng tránh thai. Ngoài ra, cũng không gây chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Nếu bạn thấy chảy máu sau khi quan hệ tình dục, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và đưa ra các lựa chọn điều trị.
Nếu bạn thấy bị đau khi quan hệ tình dục hoặc nghi ngờ mình đang gặp phải tác dụng phụ , hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Vòng tránh thai của bạn có thể ở vị trí không đúng chỗ. Bác sĩ có thể kiểm tra vị trí của nó và đặt lại vị trí của nó nếu cần. Bác sĩ cũng có thể loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra cơn đau của bạn,giúp bạn xác định nguyên nhân của các triệu chứng của bạn. Và cũng có thể thảo luận về các lựa chọn kiểm soát sinh sản của bạn.
Tại sao sau khi quan hệ bạn bị chảy máu?
Nếu bạn bị chảy máu sau khi quan hệ thì có thể nguyên nhân không phải do vòng tránh thai của bạn.
Nếu bạn chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, nguồn máu của bạn có thể là qua cổ tử cung, là phần cuối hẹp của tử cung. Ma sát do quan hệ tình dục có thể gây kích ứng và gây chảy máu. Nếu cổ tử cung của bạn bị viêm, điều này cũng có thể dẫn đến chảy máu. Trong hầu hết các trường hợp, nếu chảy máu không thường xuyên sau khi quan hệ tình dục không phải là nguyên nhân đáng lo ngại đối với phụ nữ tiền mãn kinh.
Nếu bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh, nguồn gốc xuất huyết của bạn có thể là:
Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
Các yếu tố rủi ro bạn cần xem xét trước và sau khi đặt vòng tránh thai
Nếu bạn trong thời kỳ tiền mãn kinh, hãy lưu ý đến việc chảy máu sau khi quan hệ. Nó thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nguyên nhân có nhiều khả năng là kích ứng. Tuy nhiên, nếu xảy ra chảy máu thường xuyên hoặc nhiều có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác của bạn.
Phụ nữ sau khi mãn kinh cần chú ý hơn đến tình trạng chảy máu sau khi quan hệ. Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào sau khi quan hệ tình dục đều được coi là bất thường nếu bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Bạn nên nói với bác sĩ của bạn về dấu hiệu này. Khô âm đạo có thể là nguyên nhân, nhưng tốt nhất bạn nên loại trừ các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm để giúp tìm ra nguyên nhân gây chảy máu của bạn.
Tùy thuộc vào độ tuổi và tiền sử bệnh của bạn, họ có thể thực hiện những điều sau:
Thử thai để loại trừ thai. Mặc dù vòng tránh thai có hiệu quả cao nhưng điều quan trọng vẫn là loại trừ mang thai nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản và đang hoạt động tình dục.
Khám phụ khoa . Trong quá trình khám , bác sĩ cũng có thể sử dụng một thiết bị gọi là mỏ vịt để tách các thành âm đạo ra để kiểm tra âm đạo và cổ tử cung của bạn. Bác sĩ cũng sẽ đưa ngón tay của họ vào âm đạo để kiểm tra những bất thường.
Chảy máu sau khi quan hệ được điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu, bác sĩ sẽ chỉ định nhiều phương pháp điều trị.
Đặt vòng quan hệ chồng có bị đau?
Vòng tránh thai không có ảnh hưởng gì trong quan hệ vợ chồng. Gọi là vòng thật ra nó là mảnh nhựa hình chữ T, được các bác sĩ đặt sâu vào trong cổ tử cung (nên nó được gọi là dụng cụ cổ tử cung). Chồng bạn cũng sẽ không có cảm giác gì về sự hiện diện của vòng tránh thai nếu bạn không nói. Nếu anh ấy thấy bị đau có thể anh ấy bị viêm nhiễm hoặc khi quan hệ tác động mạnh và sâu.
Thai kỳ
Tỷ lệ mang thai khi đặt vòng tránh thai là rất thấp – khoảng 1%. Nhưng nếu xảy ra, nó có thể rất nguy hiểm. Nó làm tăng nguy cơ:
Nếu muốn giữ thai , bạn sẽ phải tháo vòng tránh thai. Cũng có những rủi ro khi tháo vòng tránh thai khi bạn đang mang thai. Hỏi bác sĩ về các lựa chọn của bạn.
Khi sử dụng vòng tránh thai có thể có thai không?
Điều này thực sự có thể xảy ra, bạn có thể mang thai khi đã sử dụng vòng tránh thai. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.Vòng tránh thai có hiệu quả trên 99%, có nghĩa là 100 người đặt vòng tránh thai thì mới có một người mang thai. Đối với tất cả các loại vòng tránh thai đều có tỷ lệ này.
Điều này xảy ra như thế nào?
Ở một số ít người – từ 2 đến 10% – vòng tránh thai có thể trượt một phần hoặc hoàn toàn ra khỏi tử cung.Nếu điều này xảy ra, bạn có thể mang thai. Bạn có thể không cảm nhận ra vòng tránh thai đã bị rơi ra ngoài.
Trong một số trường hợp, có thể mang thai do vòng tránh thai chưa bắt đầu hoạt động.
Vòng tránh thai bằng đồng, Paragard, bảo vệ khỏi thai kỳ ngay lập tức.Nhưng các vòng tránh thai nội tiết tố, có thể mất đến bảy ngày để có hiệu quả. Bạn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác trong thời gian này.
Bạn cũng có thể bị hỏng vòng tránh thai nếu đặt vòng tránh thai lâu hơn nhà sản xuất khuyến cáo.
Các triệu chứng mang thai cần theo dõi sớm
Nếu thai đang phát triển trong tử cung, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng mang thai điển hình , chẳng hạn như:
Một số triệu chứng như chuột rút, ra máu và trễ kinh – có thể tương tự như tác dụng phụ do vòng tránh thai của bạn gây ra .
Đặt vòng tránh thai có thể hơi dẫn đến mang thai ngoài tử cung .Điều này xảy ra khi phôi làm tổ bên ngoài tử cung của bạn.
Các triệu chứng của thai ngoài tử cung bao gồm:
Mang thai ngoài tử cung được coi là một trường hợp cấp cứu y tế, vì vậy hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này.
Các dấu hiệu cảnh báo về các biến chứng có thể xảy ra từ vòng tránh thai bao gồm:
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, bạn nên liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ trước và sau khi đặt vòng tránh thai?Mọi người nên đi khám nếu các triệu chứng sau xuất hiện ngay sau khi đặt vòng tránh thai:
Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng này bất kỳ lúc nào sau khi đặt:
Kết luận
Vòng tránh thai là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tránh thai lâu dài mà không cần nhờ uống thuốc, tiêm hoặc sử dụng bao cao su. Như với bất kỳ biện pháp tránh thai nào, vòng tránh thai mang lại cả lợi ích và rủi ro. Nếu bạn không chắc liệu đó có phải là sự lựa chọn phù hợp cho bạn hay không. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để thảo luận về mối quan tâm của bạn.
Việc đặt vòng tránh thai có thể gây khó chịu hoặc đau đớn cho một số người, nhưng cơn đau thường sẽ qua đi. Nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi cơ thể đã quen với thiết bị mới.