Có thể bạn quan tâm:
Biểu hiện khi bị dị ứng côn trùng
Những trường hợp dễ gặp phải bệnh dị ứng côn trùng là những người thường xuyên làm việc và ngủ dưới ánh đèn, những người hay làm vườn, chăm sóc câybởi vì họ rất dễ tiếp xúc với côn trùng. Khi da vô tình tiếp xúc trực tiếp với côn trùng những độc chất gây bỏng da như pederin của kiến khoang, phosphor của con giời hay cantaridin của sâu ban miêu tiết ra có thể gây viêm da tại vị trí tiếp xúc, khác với hiện tượng do virus gây ra như bệnh zona thần kinh. Vì thế, dị ứng cô trùng có thể xuất hiện cùng lúc nhiều nơi trên cơ thể và sẽ không có triệu chứng báo trước.
Dị ứng côn trùng gây khó chịu cho người bệnh
Biểu hiện đầu tiên khi da tiếp xúc với các dịch tiết của côn trùng là xuất hiện ngứa, rát, nổi hồng ban. Sau khoảng 6-12 tiếng, sẽ bắt đầu bị sưng phù và thường kéo thành một vệt dài giống như vết cào gãi, ở trên có nhiều mụn nước không đều và chuyển sang mụn mủ sau 2-3 ngày. Cảm giác rát , ngứa tăng dần nhưng không bị đau nhức; có thể kèm theo triệu chứng nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với các vị trí tổn thương và sốt nhẹ. Mụn mủ thường tiến triển khoảng 3-5 ngày, sau đó thì đóng vẩy tiết, khô dần, và để lại vết sẫm màu khi bong vẩy.
Thời gian tiến triển của chứng dị ứng côn trùng có thể kéo dài 1-3 tuần. Những trường hợp bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày. Người bệnh có thể bị dị ứng côn trùng 2-3 lần trong một mùa và bệnh có thể trở thành dịch với nhiều người ở cùng khu vực.
Cách xử lý khi bị dị ứng côn trùng
Khi phát hiện bị dị ứng côn trùng, người bệnh cần nhanh chóng xử lý theo những bước sau:
-Sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhẹ, dịu da như dung dịch Jarish, mỡ kháng sinh, oxýt kẽm để sát khuẩn vùng da bị dị ứng
-Sau đó bôi thuốc trị dị ứng côn trùng.
Nếu tổn thương có mủ nhiều kèm theo đau đớn thì có thể dùng kháng sinh, kháng Histamin tổng hợp; thuốc giảm đau thì có thể dùng corticoid đường bôi hoặc đường toàn thân.
Người bệnh cần chú ý, không được tự ý mua thuốc về điều trị mà cần phải có sử chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các dược sĩ trước khi dùng thuốc. Nếu bôi liên tiếp trong 3 ngày không thấy tình trạng tổn thương giảm, thì bạn cần nhanh chóng đi thăm khám, tránh việc bôi thuốc nhiều lần và quá 3 ngày sẽ gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
-Với trường hợp nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 3-5 ngày.
Phòng bệnh dị ứng côn trùng
Để phòng tránh triệu chứng dị ứng côn trùng, các bạn cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh nơi ở.
+ Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, không để chỗ ở ẩm ướt, ẩm thấp
– Kiểm tra cẩn thận khăn mặt, quần áo, giường chiếu trước khi sử dụng.
– Không để rác và nhiều đồ dùng cũ trong nhà
– Không phơi khăn mặt, quần áo bên ngoài mỗi khi có mưa vào chiều tối.
– Dùng các loại thuốc diệt côn trùng đảm bảo
+ Khi làm việc dưới ánh đèn thì phải tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác bị côn trùng rơi vào mặt, cổ…
+ Vào mùa mưa đề phòng tránh côn trùng bay vào nhà bạn có thể dùng các loại thuốc xịt diệt côn trùng không độc hại.
+ Khi bắt đầu thấy ngứa rát ở một vùng da thì hãy dùng nước muối, xà phòng rửa ngay vùng da đó… để ngăn không cho da nổi thành phòng mủ, phỏng nước.
+ Tuyệt đối không gãi lên vùng da bị thương tổn, người bệnh có thể dùng băng mát để bảo vệ vùng da bệnh, vào ban đêm khi ngủ, nên bịt kín vùng tổn thương
+ Sử dụng quần áo bằng chất liệu cotton mịn giúp giảm thiểu các kích ứng có thể xảy ra
+ Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia da liễu phòng khám đa khoa Đông Phương về triệu chứng dị ứng côn trùng, hy vọng sẽ hữu ích với các bạn.
Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi điện tới đường dây nóng 0972.666.497 của phòng khám đa khoa Đông Phương để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
441 Nhóm bài