Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân gây dị ứng da ở trẻ em
– Do cơ địa: những trẻ bị rối loạn các chức năng trong cơ thể như hệ thần kinh, bài tiết, tiêu hóa, nội tiết thường có tỉ lệ mắc bệnh dị ứng da ở trẻ em cao hơn những người khác. Đồng thời, những bé mắc phải các bệnh như viêm tai,viêm gan, suyễn, viêm mũi xoang, viêm đại tràng, các bệnh về thận,… cũng có thể dễ mắc chứng dị ứng da.
– Do sức đề kháng yếu: sức khỏe yếu, sức đề kháng suy giảm sẽ làm giảm khả năng chống lại những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tấn công vào trong cơ thể và gây bệnh ngoài da. Một yếu tố nhỏ gây tác động không tốt tới chứng dị ứng da ở trẻ em nữa đó là chế độ ăn uống thiếu hơp lý
Dị ứng da ở trẻ em
– Bệnh dị ứng da ở trẻ em hình thành do sự thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm, những vật dụng dễ gây dị ứng. Một số loại thức ăn lạ như trứng, sữa, hải sản, … cũng thường gây ra bệnh.
Dị ứng da ở trẻ em không nên coi thường
Làn da của trẻ rất nhạy cảm chính vì vậy khi trẻ có các vấn đề dị ứng, rôm sảy, chàm sữa thì chứng tỏ lớp thượng bì bảo vệ da đã bị tổn thương nên việc chăm sóc trẻ bị dị ứng da rất phức tạp.
Hàng rào bảo vệ da bị tổn thương dẫn đến da trẻ sẽ trở nên ngứa ngáy, thô ráp xù xì , và viêm đỏ, khiến bé thường xuyên gãi, dần dần dẫn đến da bị cọ xát nhiều và có nguy cơ trầy xước hay nhiễm trùng. Đây là thời điểm khởi đầu cho vòng xoắn trong chứng bệnh rôm sảy, chàm sữa và dị ứng da bởi ngay lúc này, nếu phụ huynh không chăm sóc đúng cách thì trẻ nhỏ càng ngứa càng gãi, khiến da càng khô lại càng ngứa, và trẻ càng lúc sẽ càng bị tổn thương thêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như quá trình học tập của trẻ.
Nguyên tắc quan trọng trong việc đẩy lùi chứng dị ứng da ở trẻ em là thực hiện song song việc bổ sung chất giữ ẩm phù hợp cũng như phục hồi chức năng bảo vệ da trẻ.
Bố mẹ nên lưu ý chọn kem dưỡng giữ ẩm hiệu quả, có chứa các thành phần hỗ trợ bệnh chứng dị ứng da ở trẻ em và không gây kích ứng da cho các bé. Da được giữ ẩm thích hợp sẽ làm giảm đáng kể việc dùng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh, đặc biệt là chất corticoids, từ đó sẽ tránh được nhiều tác dụng phụ của thuốc như bùng phát lại bệnh khi ngưng thuốc hoặc teo da. Đồng thời, kem giữ ẩm sẽ giúp da duy trì lại độ ẩm, giúp ngăn ngừa, làm giảm sự mất hơi nước qua da, từ đó tăng cường sự toàn vẹn cho hàng rào bảo vệ da.
Để chăm sóc bé hiệu quả và an toàn, các bà mẹ có thể lưu ý một số biện pháp sau
– Cho bé uống nhiều nước hàng ngày
– Chọn những loại thực phẩm có nhiều acid béo Omega 6 cho bé để có thể giảm bớt tình trạng khô da cũng như khắc phục các triệu chứng ngứa và đỏ rát, củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của trẻ.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng da ở trẻ em
– Chăm sóc trẻ hàng ngày với hai bước đơn giản sau:
Bước 1:
Làm sạch da: Bố mẹ chú ý không nên tắm cho bé bằng những loại sữa tắm thông thường có chứa xà phòng soap mà nên tắm cho bé bằng các loại sữa tắm có nồng độ PH thích hợp từ 4,75 – 5,5, không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ nhàng, dịu nhẹ.
Tắm cho trẻ
Bước 2:
Giữ ẩm và làm mềm da cho trẻ bằng kem dưỡng ẩm với thành phần acid béo Omega 6 giúp cung cấp độ ẩm cho da bé, đồng thời ceramide củng cố hàng rào bảo vệ da làm giảm đáng kể các triệu chứng bỏng rát, ngứa đỏ.
Để phòng ngừa bệnh viêm da liên cầu ở trẻ bố mẹ cần phải vệ sinh môi trường sống và thân thể trẻ sạch sẽ, không để mồ hôi đọng lại trên người bé quá lâu,sẽ là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Khi phát hiện những triệu chứng dị ứng da ở trẻ em, cần đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị sớm để phòng biến chứng như, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận… Tùy từng mức độ dị ứng da ở trẻ em mà bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh dị ứng da ở trẻ em, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn gì thắc mắc, bạn đọc có thể gọi điện tới đường dây nóng 0972.666.497 của phòng khám đa khoa Đông Phương để được giải đáp.
441 Nhóm bài