Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng da
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này khiến cho việc xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh là một vấn đề vô cùng nan giải. Tuy nhiên vẫn có một số nhóm yếu tố nguy cơ cao dẫn đến căn bệnh dị ứng da bạn nên nắm rõ:
– Do chất hóa học độc hại: do tiếp xúc nhiều với những chất hóa học độc hại có trong môi trường lao động, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm kém chất lượng, thuốc nhuộm tóc…
– Do dị ứng thời tiết: việc môi trường thay đổi từ nóng sang lạnh cũng gây ra dị ứng da cho nhiều người.
– Do thực phẩm: một số người có cơ địa dị ứng với các loại thực phẩm như: sữa, thịt bò, hải sản, phô mai…
Các nhóm yếu tố trên khi tiếp xúc lên da sẽ gây ra tình trạng dị ứng da.
Triệu chứng của bệnh dị ứng da là gì
Một số dấu hiệu điển hình bạn có thể nhận thấy khi bị căn bệnh này là: Ngứa da, cảm giác bất cứ lúc nào cũng muốn gãi, một thời gian sau nổi ban đỏ thành từng vùng hoặc tại vùng da dị ứng bị ngứa xuất hiện mủ trắng ở trên những nốt mẩn đỏ kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào vị trí, diện tích da tiếp xúc và nguyên nhân dẫn đến bệnh này.
cách chữa dị ứng da nào hiệu quả nhất
Cách chữa dị ứng da
Khi phát hiện mình đang mắc phải các triệu chứng của bệnh dị ứng da bạn nên điều trị ngay lập tức để tránh sự viêm nhiễm lan rộng ra các khu vực khác. Việc điều trị bằng đông y hay tây y đều đem lại kết quả tốt sau đây là 2 cách trị bệnh dị ứng da mọi người có thể tham khảo
Cách chữa dị ứng da theo Tây Y
Glucocorticoid: bôi trực tiếp lên vị trí da bị tổn thương ngày 2 lần trong giai đoạn cấp tính. Sau khi bệnh dị ứng da đã được kiểm soát, người bệnh có thể bôi cách ngày ra hoặc là bôi hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
Có một số tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào mức độ tác dụng cùng với thời gian dùng thuốc, thông thường là rạn da, teo da, nổi trứng cá, giãn mạch… Đối với những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh thì bệnh nhân chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và trên các vùng dày sừng, tuyệt đối không được dùng ở trên mặt và những vị trí da mỏng.
Chiếu tia cực tím tại chỗ: đây là phương pháp được sử dụng trong các trường hợp nặng không thể đáp ứng được điều trị với thuốc. Có thể có tác dụng phụ như rát và ngứa da, nổi ban đỏ, rối loạn sắc tố.
Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này chủ yếu được áo dụng với mục đích giảm đi cơn ngứa. Do tính chất ngứa thường tăng lên về ban đêm nên người bệnh có thể áp dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào mỗi buổi tối trước lúc ngủ.
Bên cạnh đó có một cách chữa da bị dị ứng nữa là người bệnh có thể sử dụng thuốc Glucocorticoid theo đường uống hoặc là tiêm. Các loại thuốc trị dị ứng da này tuy rằng cải thiện tốt những triệu chứng lâm sàng nhưng lại rất ít khi được áp dụng do bệnh thường hoạt động mạnh hơn sau khi đã ngừng dùng thuốc. Những trường hợp bệnh quá nặng, không thể nào đáp ứng với những điều trị tại chỗ, có thể sử dụng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng cũng cần lưu ý rằng bạn phải giảm liều dần trước khi dừng hẳn.
Cách chữa da bị dị ứng mỹ phẩm : trường hợp nhẹ chỉ cần sử dụng thuốc chứa corticoid, nếu người bệnh bị dị ưng da ngứa nặng thì cần phối kết hợp giữa thuốc corticoid, vitamin C và thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa bội nhiễm và da lành lại nhanh chóng. Cách trị da bị dị ứng mỹ phẩm này đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả cao.
Cách trị bệnh dị ứng da bằng đông y
Cỏ nhọ nồi:
Theo như Đông y cỏ nhọ nồi không có độc tính hàn, vị chua, ngọt, có công dụng cầm máu, lương huyết, bổ thận, ích âm, thường được dùng để điều trị sốt cao, can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, .. và suy giảm các cơn ngứa, đẩy lùi tình trạng nổi mẩn, mề đay,… do dị ứng cực da vô cùng hiệu quả.
Cách trị dị ứng da với cỏ nhọ nồi rất đơn giản bạn chỉ cần phải lấy lá nhọ nồi giã nát, cho thêm nước vào rồi vắt lấy nước uống dần. Đem phần bã còn lại xoa, đắp vào chỗ bị sưng tấy. Đây
cách chữa dị ứng da với nhọ nồi
Rau má:
Không chỉ là một loại rau dễ kiếm rất được ưa chuộng mà rau má còn được coi như là một cây thuốc quý. Rau má có mùi thơm, vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu viêm, cầm máu và suy giảm những triệu chứng của dị ứng hiệu quả.
Chỉ cần lấy chừng 50g Rau má tươi đem rửa sạch rồi giã giập nát (hãm với 200ml nước sôi như hãm chè tươi) uống hằng ngày.
Lá bạc hà:
Lá bạc hà có khả năng giải độc, thanh nhiệt, giúp làm bớt đi các triệu chứng mà dị ứng mang tới. Bên trong lá bạc hà chứa tinh dầu bạc hà có tác dụng gây tê, ngừa viêm vô cùng hiệu quả cho da. Người bệnh chỉ cần rửa sạch lá bạc hà trong nước muối loãng , vò nát ra rồi chà xát vào vùng da mẫn ngứa ngay lập tức mề đây sẽ lặn xuống
Có một cách điều trị dị ứng da khác để cắt đi cơn ngứa là tắm trong nước pha với tinh dầu bạc hà hoặc là vò nát lá bạc hà cho vào nước sau đó dùng nước để rửa chỗ bị ngứa.
Trên đây là một số cách chữa dị ứng da rất dễ áp dụng cho bệnh nhân bị dị ứng da. Đối với những trường hợp bệnh đã trở nên nghiêm trọng các bạn nên đến các phòng khám da liễu uy tín tại Hà Nội để được điều trị tốt hơn.
Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn da liễu thông qua hotline 0972.666.497 để được tư vấn cụ thể.
441 Nhóm bài