ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH BẰNG THẢO DƯỢC HIỆU QUẢ

Bạn thấy đau bụng quằn quại mỗi khi “đến tháng”, các cơ nhức mỏi, bụng dưới căng tức, đôi lúc ói mửa những ngày “đèn đỏ” là triệu chứng đau bụng kinh. Để điều trị đau bụng kinh nhi...

Bạn thấy đau bụng quằn quại mỗi khi “đến tháng”, các cơ nhức mỏi, bụng dưới căng tức, đôi lúc ói mửa những ngày “đèn đỏ” là triệu chứng đau bụng kinh. Để điều trị đau bụng kinh nhiều bạn gái thường sử dụng thuốc tây nhưng sử dụng không hợp lý điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vì vậy điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược không chỉ giúp chị em giảm thiểu những lo ngại do tác dụng phụ của thuốc tây mà còn mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vậy điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược như thế nào?

Cách điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược hiệu quả

Điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược với cây ích mẫu

Điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược từ cây ích mẫu

Cây ích mẫu có vị đắng, tính mát, có công dụng khử ứ, sinh tân, lợi thủy, điều kinh thường được dùng để chữa tắc kinh, đau bụng kinh nguyệt, kinh ra quá nhiều. Hạt ích mẫu có vị cay, tính ấm, giúp bổ khí huyết, điều kinh.

Cách làm bạn lấy 10 lá lưỡi vàng và 10 lá trắc bá đem sao lên, sau đó cho vào sắc lấy nước uống cùng 4g cao ích mẫu. Bạn uống 10 ngày liên tục bạn sẽ thấy hiệu quả trong kỳ kinh tiếp theo.

Trị đau bụng kinh bằng ngải cứu

Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm, có công dụng điều hòa khí huyết, ôn kinh, trừ hàn thấp, cầm máu. Thường được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, cơ thể mệt mỏi, đau bụng khi có kinh.

Để chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu bạn có thể hấp ngải cứu với trứng gà, sử dụng ngải cứu hấp cá chép hoặc sử dụng trà ngải cứu để điều trị đau bụng kinh.

Cách trị đau bụng kinh bằng cây hương phụ

Hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt vào 1 kinh can và tam tiêu. Cây này có tác dụng giải uất, điều kinh, chỉ thống, chữa khí uất, ngực bụng chướng đau. Thường dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung mãn tính và các bệnh phụ nữ trước và sau sinh nở. Nhiều kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy hương phụ giúp ức chế co bóp tử cung, cồn chiết xuất từ cây hương phụ có khả năng kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt.

Điều trị đau bụng kinh với hương phụ bằng cách: Lấy hương phụ tứ chế, trần bì, lá ngải cứu mỗi loại 20g, nguyệt quý hoa 2 bông, hoặc lấy 20 g hương phụ tứ chế và 12g ích mẫu. Sắc lấy nước uống ngày 2 lần.

Điều trị đau bụng kinh bằng tinh chất mầm đậu nành

Mầm đậu nành rất giàu protein và chất isoflavones (estrogen thảo mộc) tương tự như nội tiết tố nữ estrogen mà rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng chúng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa một số bệnh của phụ nữ. Isoflavone trong đậu nành giúp phòng chống một số bệnh như: loãng xương, cao huyết áp, các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như: viêm âm đạo, rong kinh, mất ngủ, bốc hỏa, giảm trí nhớ, nhức đầu, lo âu, hay cáu gắt…

Cỏ cú: Lấy 30 g củ cỏ cú tươi, nếu củ khô thì lấy 12 g, đem nấu với một lít nước, nấu sôi trong 15 phút, uống mỗi ngày vài lần.

Cây nhân trần, lấy nấu 50 g tươi hoặc 15 g khô nấu đặc uống.

Điều trị đau bụng kinh bằng hồng hoa

Hồng hoa có vị cay tính ấm vào kinh tâm và can. Thảo dược có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới giúp chữa kinh nguyệt bế tắc, ứ huyết hậu sản, thai chết lưu. Đông y thường dùng hồng hoa chữa kinh nguyệt không đều, điều trị đau bụng kinh, mất kinh, khí hư bất thường, viêm buồng trứng, viêm dạ con.

Cách chữa đau bụng kinh bằng hồng hoa:

Chữa kinh nguyệt ra ít sau kỳ, bụng dưới trướng đau: 8g Hồng hoa 8g, 12g sài hổ ; hương phụ, nga truật, ngải diệp, đương quy, xuyên khung, mẫu đơn bì, ô dược, ô mai mơ mỗi vị 8g; tam lăng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bệnh đau bụng kinh trước khi có kinh: Hồng hoa, huyền hồ sách, mẫu đơn bì, đào nhân, hương phụ mỗi vị 8g; 6g mộc hương 6g; 4g cam thảo. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.

Đau bụng trước kỳ kinh hoặc khi mới có kinh do huyết ứ: 8g Hồng hoa; 12g ngưu tất; xuyên khung, đương quy, huyền hồ, hương phụ, xích thược, đào nhân, thanh bì, chỉ xác mỗi vị 8g; 6g mộc hương ; 4g cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang.

Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết thêm: Ngoài việc sử dụng các thảo dược trên, các bạn gái có thể sử dụng một số loại thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ như rau, đậu cũng có thể giúp điều trị đau bụng kinh. Chị em cũng nên dùng thêm vitamin E (có rất nhiều trong mầm ngũ cốc, giá, rau xanh, dầu hướng dương), uống thêm sữa đậu nành, hạn chế ăn các loại thức ăn khó tiêu gây nặng bụng, trướng bụng vì chúng có thể làm các cơn đau bụng kinh nặng hơn.

  • Đăng bài 2021-04-17 16:57:36
  • Đọc ( 189 )

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các mục liên quan

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
phương

Bác sĩ

1120 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết