Vảy nến hồng là bệnh như thế nào ?
Đây là căn bệnh ngoài da khởi phát bằng một đốm hồng ban rộng, tróc vẩy và hơi nhô cao so với bề mặt da. Vài ngày hoặc vài tuần sau bệnh bắt đầu tiến triển thành nhiều đốm hồng ban nhỏ hơn với kích thước khoảng 0,5cm- 2cm. Tình trạng tróc vẩy và tăng đốm hồng sẽ xuất hiện khắp ngực, bụng, lưng, phân bố theo hình cây thông. Quan sát bề mặt sang thương nhận thấy xếp hình giống vảy cá với màu hồng là chính. Những người có da sậm màu, sang thương có thể có màu nâu sậm, xám hoặc trắng.
Bệnh vảy nến hồng có thể gây ngứa và có khoảng 50% bệnh nhân trước khi mảng hồng ban khởi đầu xuất hiện cũng có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp đau cổ họng, ho, nghẹt mũi… Vị trí khu trú của bệnh thường ở lưng, bụng, ngực. Đến nay nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh này vẫn chưa thể xác định nhưng nhiều giả thiết cho rằng một vài chủng herpes vi khuẩn như HHV6 hoặc lao, nấm… góp phần làm nên những đốm hồng ban nổi trên bề mặt da.
Vậy bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không ?
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không ?
Rất nhiều bệnh nhân khi gặp căn bệnh này sẽ băn khoăn bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không, các chuyên gia da liễu cho biết vảy nến hồng là căn bệnh ngoài da nên khô
ng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên không thể chủ quan với căn bệnh này vì nó vẫn có biến chứng không tốt cho sức khỏe.
Điều đầu tiên cần lưu tâm đó là bệnh vảy nến hồng rất dễ phát triển và lây lan nhanh chóng sang các vùng da lân cận, nhất là sau khi ăn hải sản, đồ cay nóng hoặc thời tiết nóng bức. Nó gây mất thẩm mỹ, tâm lí lo lắng, thiếu tự tin trong giao tiếp với những người xung quanh. Đặc biệt, với những người có làn da hơi sậm màu, những vết thâm tăng hoặc giảm sắc tố da sẽ vẫn còn trên cơ thể sau khi bệnh chấm dứt.
Khi bước sang giai đoạn nặng, bạn nghĩ liệu vảy nến phấn hồng có gây nguy hiểm khi nó khiến người bệnh đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, buồn nôn. Những điều này sẽ làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Nguy hiểm hơn nữa, khi không chữa trị đúng hướng bệnh rất dễ nhiễm trùng, bội nhiễm, để lại sẹo xấu khó hồi phục trên da.
Lưu ý cho bệnh nhân bị vảy nến hồng
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không người bệnh cũng nên biết cách xử trí khi mắc căn bệnh này để tránh được những nguy hại không đáng có. Trước tiên, người bệnh cần tránh xa các loại côn trùng, bụi bẩn và giữ cho da luôn sạch sẽ. Hàng ngày cần vệ sinh da bằng nước ấm để loại bỏ vảy bám nhưng lưu ý tránh dùng các loại sữa tắm hoặc xà bông có tính kiềm quá mạnh dễ gây hại cho da.
Luôn giữ cho da sạch sẽ
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh để vùng da bị vảy nến hồng tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Các loại thuốc kem bôi chữa bệnh nên bôi sau khi tắm, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng thức dậy vì đây là những thời điểm công dụng của thuốc sẽ phát huy tốt nhất. Việc cào, bóc cạo cũng cần tránh bởi nó dễ gây tổn thương da tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn xâm nhập gây hại cho sức khỏe.
Vảy nến hồng cần được chữa trị càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng không tốt nêu trên. Vì thế, thay vì lo lắng bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị tốt nhất, ngăn chặn tình trạng bệnh ngày càng lan rộng.
Trong trường hợp gặp rắc rối khi xử trí với vảy nến hồng, người bệnh cũng có thể đến trực tiếp Phòng khám Đông Phương – địa chỉ khám chữa bệnh lí ngoài da uy tín hàng đầu tại Hà Nội, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám kĩ lưỡng và tư vấn chi tiết phương hướng giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
441 Nhóm bài