Đau bụng có kinh là một trong các triệu chứng tiền kinh nguyệt khoảng hơn 60% các bạn nữ gặp phải. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh hiện tượng đau bụng kinh của chị em. Bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến của chị em.
Đau bụng hành kinh là do các bệnh phụ khoa nào?
Đau bụng kinh buồn nôn có sao không?
Đau lưng khi hành kinh có đáng lo ngại
10 thắc mắc về hiện tượng đau bụng có kinh
1. Vì sao nữ giới lại bị đau bụng có kinh?
Về mặt cơ học, muốn đẩy máu và các mảnh nội mạc tử cung bị bong tróc ra ngoài thì các cơ tử cung bị co bóp. Lúc này chất prostaglandin trong cơ thể xuất hiện và tăng lên khiến tử cung co bóp nhiều hơn gây ra đau bụng kinh. Mỗi lần cơ tử cung co bóp thì prostaglandin lại tiết ra tăng thêm một chút. Ngoài ra đau bụng kinh còn do tử cung bất thường cổ tử cung quá ngả về phía trước hay phía sau; lỗ màng trinh quá hẹp; tâm lý; chế độ dinh dưỡng,… hay mắc một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,….
2. Vậy tại sao đau bụng khi có kinh lại có người đau nhiều, người đau ít?
Khi Prostaglandin tiết ra thì phải có kẻ tiếp nhận nó. Kẻ tiếp nhận đó được gọi là các chất cảm thụ đặc hiệu (receptor). Do mức độ hoạt động của các chất cảm thụ đặc hiệu trong mỗi người phụ nữ là khác nhau. Có người hoạt động mạnh thì bị đau bụng kinh dữ dội, người nó hoạt động kém thì chỉ đau nhâm nhẩm.
3. Tại sao ở cùng một người nhưng có tháng đau nhiều lại có tháng đau ít?
Đau bụng khi có kinh nhiều hay ít cũng bị ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Nếu bạn đang căng thẳng khi sắp đến kỳ thi hoặc có khúc mắc trong mối quan hệ gia đình bạn bè thì đây là yếu tố thuận lợi để chất cảm thụ đặc hiệu như chúng tôi đã nói ở trên nhạy cảm hơn với prostaglandin khiến bạn đau hơn.
4. Có người sau khi lập gia đình, sinh con rồi mới bị đau bụng có kinh và đau dữ dội, tại sao lại như vậy?
Trong trường hợp này các chị nên tới các phòng khám phụ khoa để thăm khám mới xác định được chính xác nguyên nhân. Thông thường bị nữ giới mắc phải một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, các mảnh nội mạc tử cung không đi ra ngoài mà bị đẩy vào trong buồng trứng, qua loa vòi rơi vào ổ bụng hay bàng quang.
Khi nội mạc tử cung biến đổi theo chu kỳ kinh thì những mảnh đi lạc này cũng biến đổi như vậy. Nội mạc chảy máu thì chúng cũng bị chảy máu nhưng máu này không thoát được nên bị ứ lại gây đau. Khi sạch kinh những chỗ đi lạc trở thành mô sẹo đến chu kỳ sau tiếp diễn như thế. Vì thế đối với những người bị lạc nội mạc tử cung thì khi có kinh là một cực kình vì việc đau bụng có kinh của họ rất dữ dội. Họ cần tới gặp bác sĩ phụ khoa để các bác sĩ sử dụng laser đốt hết những mảnh lạc mới có thể đỡ đau và không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
5. Tại sao có người đau bụng có kinh lại kèm theo tiêu chảy?
Hệ thần kinh tự động điều hành các cơ trơn tử cung nên khi có trơn tử cung bị điều khiển co thì ruột là cơ quan láng giềng cũng chịu tác động nên co bóp nhiều hơn khiến bạn bị tiêu chảy khoảng 3-4 lần trong ngày. Khi hết kinh sẽ hết tiêu chảy.
6.Tại sao có người lại đau đầu trong những ngày hành kinh?
Prostaglandin đó là một chất nội tiết. Khi tiết ra nó chạy luôn vào máu và theo các mạch máu đi khắp cơ thể, lên đầu dẫn tới đau đầu, đến lưng gây đau lưng. Nhiều bạn bị đau toàn thân rất khó chịu và trở nên khó tính vô cùng.
[el598ffb9c26272]
7. Đau bụng có kinh chia làm mấy loại?
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở các bạn mới dậy thì. Đau bụng kinh thứ phát: Sau nhiều năm có kinh mới bị đau bụng. Đau bụng kinh dạng 2 có thể gặp nếu bạn bị viêm nhiễm ở tử cung do vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh sau giao hợp kém và bị mắc một số bệnh lây qua đường tình dục.
8. Vậy khi bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?
Nếu bạn đau không thể chịu được thì nên sử dụng thuốc chữa đau bụng kinh. Tuy nhiên, có bạn hỏi: Uống vậy có sao không? Bạn có thể yên tâm, vì khi thuốc đi vào cơ thể, chúng sau khi “đánh” prostaglandin thì qua gan và thải ra ngoài bằng đường phân, nước tiểu. Nhưng, về lâu dài bạn không nên sử dụng biện pháp này vì, bởi thuốc giảm đau có thể gây hại cho cơ thể nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ gây bệnh về dạ dày, gan,…
9. Có thuốc nào trị đau bụng có kinh an toàn mà không gây tác dụng phụ không?
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trị đau bụng kinh bằng thảo dược được bào chế dưới dạng viên nang rất tiện sử dụng. Các chế phẩm này đã được loại bỏ đi một số thành phần không cần thiết để cơ thể dễ hấp thu. Hơn nữa chúng có nguồn gốc thiên nhiên nên an toàn không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
10. Chị em nên sử dụng loại nào?
Để an toàn và hiệu quả bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hiện nay trên thị trường có vô số loại chế phẩm nên khiến người tiêu dùng khó lựa chọn. Bạn cũng có thể thử sử dụng chế phẩm có tên Hregulator, đây là thuốc được điều chế từ quả cây trinh nữ và isofavones đậu nành. Thuốc rất có hiệu quả khi trị chứng đau bụng kinh, đau lưng, căng tức ngực… và giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong kỳ kinh.
Trên đây là giải đáp của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Đông Phương về hiện tượng đau bụng khi có kinh. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 0989 555 497 chát trực tuyến hoặc với các chuyên gia để được giải đáp.