Tắc kinh tuổi dậy thi được đánh giá là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe nữ. Tuổi dậy bị tắc kinh khiến bạn gái và phụ huynh vô cùng lo lắng. Nếu tình trạng này thường xuy...
Tắc kinh tuổi dậy thi được đánh giá là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe nữ. Tuổi dậy bị tắc kinh khiến bạn gái và phụ huynh vô cùng lo lắng. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra mà không chữa trị thì sớm hay muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ. Vậy nguyên nhân nào gây tắc kinh tuổi dậy thì?
Tắc kinh tuổi dậy thì là gì?
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể nữ. Khi bạn gái đến tuổi dậy thì sẽ phải trải qua. Biểu hiện của kinh nguyệt là chảy máu ra ngoài âm đạo do bị bong lớp niêm mạc tử cung. Với lứa tuổi dậy thì kinh nguyệt được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên được bắt đầu khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì (9 -15 tuổi). Kinh nguyệt thường xuất hiện định kỳ hàng tháng. Chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu của chu kỳ tiếp theo.
ảnh 1
– Ở lứa tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể chưa đều trong 1-2 năm đầu khi mới có kinh. Do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi- tuyến yên – buồng trứng chưa hoàn chỉnh. Nhiều bạn nữ trong quá trình dậy thì có những bất thường về kinh nguyệt như rong kinh, bế kinh, tắc kinh… Những triệu chứng này thường gọi chung là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.
– Tắc kinh ở tuổi dậy thì được hiểu là kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt. Hoặc kinh có bình thường nhưng 2-3 tháng sau lại không thấy có. Hoặc tắc kinh 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay thậm chí chu kỳ bỗng dưng biến mất hoàn toàn không rõ lý do. Ngoài ra, còn có những trường hợp nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy kinh nguyệt.
– Tắc kinh gồm 2 loại:
- Tắc kinh nguyên phát: là tình trạng nữ giới trong và qua tuổi dậy thì mà vẫn chưa hành kinh lần nào.
- Tắc kinh thứ phát: là kinh nguyệt vốn đang lặp lại hàng tháng thì đột ngột không còn nữa.
Khi nữ bị tắc kinh tuổi dậy thì sẽ có triệu chứng:
Kinh nguyệt ra rất ít vào những ngày hành kinh. Lượng máu chảy ra quá ít, chỉ nhỏ từng giọt.
- Ngày hành kinh 2 – 3 ngày là hết.
- Kinh nguyệt đến chậm nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, không ổn định, dễ nổi nóng.
- Biểu hiện ngực nhỏ đi, teo lại thấy rõ.
- Rụng lông, đặc biệt là lông mu và lông nách.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
- Trên da xuất hiện nhiều vết nám, sạm và khô hơn.
- Bị rậm lông, nhiều mụn trứng cá,…
Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà tình trạng tắc kinh nguyệt ở nữ tuổi dậy thì sẽ có thêm các triệu chứng khác.
Nguyên nhân nào gây tắc kinh tuổi dậy thì?
Kinh nguyệt của nữ giới bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì thế mà hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhưng phải kể đến những nguyên nhân chính dưới đây:
Với cơ thể nữ tuổi dậy thì thì nhân tố Estrogen và Progesterone là 2 hormone quan trọng. Nó có tác dụng kiểm soát và điều tiết nhiều chức năng. Đặc biệt là rối loạn nội tiết tố nữ sẽ khiến cho các bạn gái tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện là tắc kinh.
Giai đoạn tuổi dậy thì với nữ giới là thời điểm tâm lý khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài. Thêm vào đó những áp lực từ việc học hành và thi cử… Tất cả những nhân tố này đều có thể khiến nữ giới bị căng thẳng thần kinh. Biểu hiện là nữ bị stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm lý, hành vi,…
Thêm vào đó, đã có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định vấn đề tâm lý có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và tuyến yên (các cơ quan chi phối hoạt động sản sinh nội tiết của cơ thể). Một khi hoạt động của các cơ quan này bị rối loạn dẫn đến hiện tượng vòng kinh không đều, tắc kinh, thiểu kinh,…
Lứa tuổi dậy thì cũng là giai đoạn mà cơ thể cần rất nhiều các dưỡng chất để phát triển và hoàn thiện cơ thể. Nhưng trái lại nữ giai đoạn này lại không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng. Hậu quả sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt bị tắc.
Tại vị trí cổ có một bộ phận hình cánh bướm gọi là tuyến giáp, chịu trách nhiệm sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn, một loạt vấn đề sức khỏe khác sẽ xảy ra. Một trong số đó là ảnh hưởng đến kỳ kinh của nữ. Hiện tượng suy giáp là khi Hormon tuyến giáp suy giảm dẫn đến hiện tượng tắc kinh, rong kinh. Ngược lại, hormone này gia tăng đột ngột có thể gây ra tình trạng vô kinh hoặc thiểu kinh.
Theo các nhà khoa học thì hội chứng Turner là một tình trạng di truyền chỉ ảnh hưởng đến nữ giới. Hội chứng này gây ra những rối loạn phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất. Nữ giới mắc chứng này sẽ có biểu hiện tắc kinh nguyên phát ở tuổi dậy thì. Bởi cơ quan sinh dục nữ không phát triển bình thường. Thêm vào đó là do buồng trứng bé, không phát triển nên không xảy ra hiện tượng có kinh nguyệt.
Rất nhiều nữ giới tuổi dậy thì do thiếu hiểu biết về sức khỏe giới tính đã dẫn đến hậu quả mang thai ở độ tuổi này. Khi cơ thể nữ mang bầu nang noãn sẽ kết hợp với tinh trùng tạo thành phôi. Khi đó sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt như bình thường. Trường hợp nữ sẽ thấy nhiều tháng không thấy kinh nguyệt có thể hiểu lầm là tắc kinh. Nhưng thực chất là không xuất hiện kinh nguyệt do đã mang thai.
Thuốc tránh thai có thể giúp nữ tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhưng cũng không thể phủ nhận những tác hại của thuốc tránh thai gây ra với sức khỏe của nữ. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu tuổi dậy thì thường xuyên sử dụng các loại thuốc tránh thai sẽ ức chế và tiết ra chất ovestin tuyến yên, gây tắc kinh, bế kinh kéo dài.
Khi mang thai ngoài ý muốn ở tuổi dậy thì, đa số nữ bắt buộc phải hủy bỏ thai nhi. Dù với bất kỳ nguyên nhân nào thì việc phá thai đều không tốt với sức khỏe nữ, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì. Việc phá thai không an toàn hoặc nhiều lần nạo phá thai sẽ ảnh hưởng đến tử cung mới được phát triển và đang dần hoàn thiện. Khi đó số ngày hành kinh thay đổi, kinh có thể đến sớm hoặc muộn.
Tuy không phải là nguyên nhân phổ biến nhưng không phải là không thể xảy ra. Lứa tuổi dậy thì do chưa biết cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ dẫn tới bạn gái bị viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh về tử cung, buồng trứng, bệnh xã hội… sẽ dẫn đến hiện tượng tắc kinh, kinh không đều.
Ngoài ra, thì có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì khác như:
– Sụt cân: Sụt cân nhiều trong một thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Ngoài ra, giảm cân quá mức còn khiến cơ thể bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, gây rối loạn hoạt động của tuyến yên, vùng dưới đồi và làm tắc kinh nguyệt.– Hội chứng buồng trứng đa nang: Rất nhiều nữ tuổi dậy thì kém may mắn đã mắc hội chứng này. Sự gia tăng đột ngột của hormone androgen này khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang noãn. Nhưng noãn không phát triển và hầu như không xảy ra hiện tượng phóng noãn vào mỗi tháng. Đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tắc kinh nữ tuổi dậy thì.
– Ngoài ra, thì những bạn gái có sức khỏe thể chất yếu hoặc phải làm việc quá sức, vận động mạnh, thiếu máu. Các cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện nên chức năng không được vận hành tốt,…cũng dẫn đến tắc kinh.
Tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt giai đoạn tuổi dậy thì ở nữ giới đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện cơ thể nữ giai đoạn trưởng thành. Vì thế có thể khẳng định kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của nữ giới trong tương lai. Vì thế mà mọi bất thường về kinh nguyệt nếu không có hướng xử lý nhanh chóng và kịp thời có thể gây ra nguy hại tới chức năng sinh sản như:
Mắc bệnh trầm cảm– Nữ tuổi dậy thì bị tắc kinh nguyên nhân là do stress, căng thẳng dài ngày hoặc tâm sinh lý không ổn định. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm.
– Ngoài ra: Tắc kinh lâu ngày nếu chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng của tuyến yên.
Teo nhỏ cơ quan sinh dục
– Những trường hợp tắc kinh ở tuổi dậy thì do suy buồng trứng sớm có thể dẫn đến nguy cơ teo nhỏ cơ quan sinh dục. Sau đó sẽ dẫn đến một số bệnh lý về buồng trứng.
Ảnh hưởng đến tử cung
– Tắc kinh kéo dài ở tuổi dậy thì dẫn đến huyết kinh bị ứ đọng lại trong tử cung, không thoát được ra ngoài. Hậu quả khiến vòi tử cung và tử cung giãn căng, thậm chí có thể phá hủy niêm mặc của vòi tử cung và tử cung…
Tắc kinh ở tuổi dậy thì là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của nữ giới nói riêng đang gặp phải những bất thường. Nghiêm trọng hơn đó là những dấu hiệu nguy hiểm đe dọa cuộc sống của nữ. Vì thế để tránh những hậu quả khôn lường, nữ giới tuổi dậy thì cần phải báo ngay cho cha mẹ. Tránh trường hợp chủ quan, dấu kín sẽ dẫn đến những trường hợp xấu ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai. Đồng thời, cha mẹ cần quan tâm theo dõi sức khỏe của con trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này.
Nên làm gì để tránh gặp phải hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì
Rất nhiều bé gái có cảm giác lo sợ, hoang mang khi bắt đầu có kinh ở tuổi dậy thì. Khi đó, vai trò của cha mẹ lại cực kỳ quan trọng sẽ hướng dẫn cho con những vấn đề cơ bản, để giúp con vượt qua giai đoạn này. Tham khảo những thông tin dưới đây sẽ giúp các bé vượt qua được giai đoạn khó khăn của tuổi dậy thì nhé.
- Tìm hiểu giáo dục giới tính
Tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm do đặc trưng về sinh lý thay đổi nên các bạn gái rất cần sự quan tâm từ bố mẹ. Vì thế bậc cha mẹ cần sát sao với con, theo dõi tình hình của con gái. Đôi lúc cần lắng nghe nhu cầu của con, cùng con giải quyết vấn đề khó khăn. Tuổi dậy thì cũng là dấu hiệu báo nữ có khả năng mang thai. Vì thế mà cha mẹ cần giáo dục giới tính cho trẻ. Nên mua các sách về giới tính về, dạy bảo con gái những việc làm cần thiết để bảo vệ bản thân.
- Chăm sóc vùng kín đúng cách
Bộ phận sinh dục rất dễ bị viêm nhiễm nếu bạn gái để bẩn, hoặc chưa biết cách chăm sóc đúng. Lúc này, cần lưu ý chăm sóc vệ sinh theo các bước sau:
– Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc bằng nước muối loãng. Hoặc dung dịch vệ sinh không chứa chất tẩy mạnh. Những ngày hành kinh nên chú ý hơn.
– Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
– Dùng băng vệ sinh cần 4 tiếng thay 1 lần.
– Quần lót phải giặt sạch, phơi khô.
– Ăn đúng giờ, đủ chất, ăn chậm, nhai kỹ. Tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm cân.
– Các loại thực phẩm bổ sung: Rau củ, hoa quả tươi, các loại đậu, các loại hạt, thịt bò, thịt gà, thịt cá chứa omega 3, gan, uống nhiều nước…
– Những thực phẩm cần tránh: Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các món ăn quá nhiều dầu mỡ, món cay, bia rượu, nước ngọt, cà phê…
- Học tập, hoạt động, nghỉ ngơi hợp lý
– Tránh học tập quá sức, suy nghĩ quá nhiều, thức khuya…
– Ngủ đủ 7-8 tiếng/ ngày. Nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
– Nên tập luyện thể dục 20 – 30 phút mỗi ngày. Không tập luyện, vận động mạnh, làm việc quá sức trong những ngày hành kinh.
– Luôn theo dõi, chú ý tới kỳ kinh nguyệt của mình mỗi tháng.
– Nếu gặp phải vấn đề gì bất thường trong kỳ kinh nguyệt, nữ nên chia sẻ cùng bố mẹ. Hoặc những người thân ở xung quanh để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết.
Kết luận
Tóm lại hiện tượng tắc kinh ở nữ tuổi dậy thì là một biểu hiện nghiêm trọng. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị triệt để. Vì vậy, mà những bạn nữ lứa tuổi này cần theo dõi những biểu hiện bất thường về kỳ kinh của mình. Khi có bất thường về kỳ kinh cần báo ngay cho cha mẹ. Để phụ huynh đưa đi khám bác sĩ phụ khoa sớm nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0989 555 497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí. Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!