Đau bụng kinh gồm 2 dạng đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Hiện tượng đau bụng kinh thứ phát là hiện tượng không ít chị em gặp phải, nếu như 80% phụ nữ bị đau bụng kinh thì có 20-30 % chị em bị đau bụng kinh thứ phát nhưng đã bao giờ các chị tự hỏi đau bụng kinh thứ phát là gì? tại sao mình lại mắc hiện tượng này chưa? Sau đây là những gì cần biết về đau bụng kinh thứ phát và cách chữa đau bụng kinh.
Đau bụng kinh thứ phát là gì?
Đau bụng kinh thứ phát (còn có một tên gọi khác là đau bụng kinh thực thể) đây là bệnh gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mắc các bệnh phụ khoa. Sau khi chị em đã có kinh một vài năm, chu kỳ kinh nguyệt ổn định mới bị đau bụng kinh thì gọi là đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở phụ nữ sau độ tuổi dậy thì, phụ nữ đã trải qua sinh nở nhiều lần hoặc chưa mang thai lần nào. Có những người bị đau bụng kinh trước thời gian có thai, đến khi có thai, sinh nở song có kinh trở lại thì đau bụng kinh lại tái phát. Tuy nhiên, số người bị thống kinh thứ phát ít gặp hơn đau bụng kinh nguyên phát, chiếm khoảng 20 – 30% những trường hợp bị thống kinh.
Nguyên nhân bị đau bụng kinh thứ phát: do chị em mắc phải một số căn bệnh phụ khoa như: viêm niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính tử cung, sẹo chít hẹp lỗ tử cung do phẫu thuật hay do nạo hút thai không an toàn, u xơ tử cung…Ngoài ra, đau bụng kinh thứ phát còn do tử cung mắc phải dị tật như ngả về phía trước hoặc đổ về phía sau; hay lỗ màng trinh quá nhỏ, mắc các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục.
Một sô dấu hiệu đau bụng kinh thứ phát
Phụ nữ bị đau bụng kinh thứ phát thường thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội theo từng cơn như kiểu như đau dọa sảy thai do tử cung co bóp quá mạnh. Đến khi tống ra ngoài được những mảnh niêm mạc tử cung rất to, thậm chí có khi in hình tam giác của buồng tử cung, lúc này cơn đau mới giảm và giảm nhanh.
Thống kinh thứ phát vì lạc nội mạc tử cung thường có có triệu chứng đau kéo dài, xuất hiện trước hoặc khi bắt đầu kỳ kinh, nhưng kéo dài đến tận sau khi sạch kinh. Một số trường hợp đau kéo dài tới mức vừa hết đau vài ngày thì chuyển sang kỳ kinh mới.
Mức độ đau bụng kinh thứ phát thì mỗi người có mức độ đau khác nhau, có người chỉ đau âm ỉ, có người đau dữ dội nhưng đa số là đau bụng kinh dữ dội. Nhiều trường hợp bị đau bụng kinh thứ phát nhưng lại nghĩ bị đau ruột thừa khi đến phòng khám siêu âm mới phát hiện ra khối niêm mạc tử cung đi lạc đã căng phồng lên.
Sự nguy hiểm của đau bụng kinh thứ phát
Nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng kinh thứ phát là do lạc nội mạc tử cung. Theo thống kê có tới 30-50% nữ giới bị vô sinh do lạc nội mạc tử cung gây nên tắc vòi trứng. Khi nội mạc tử cung bị chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu (do vẫn chịu sự tác động của nội tiết tố nữ) mà không có đường thoát ra, tích đọng gây viêm nhiễm và dính tắc vòi trứng khiến việc thụ thai khó khăn. Đau bụng kinh thứ phát còn có thể là biểu hiện mang thai ngoài tử cung, thai bị vỡ gây vô sinh nguy hiểm hơn là tử vong.
Cách chữa trị đau bụng kinh thứ phát như thế nào?
Để giảm đau bụng kinh bạn có thể sử dụng biện pháp như: Chườm nước ấm, dán cao, xoa dầu lên bụng dưới để giảm sự co bóp của tử cung, giảm đau. Đắp gừng tươi bằng cách giã hay thái lát chườm lên bụng, bụng ấm sẽ giảm đau. Massage bụng dưới khi đang trong kỳ kinh một cách nhẹ nhàng và thường xuyên giúp cơ bụng không bị co thắt giúp giảm cơn đau hiệu quả. Kết hợp với vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là trong những ngày hành kinh, không nên làm việc quá sức và kiêng quan hệ tình dục trong kỳ kinh. Tăng cường luyện tập thể dục bằng cách đi bộ, vận động hoặc tập yoga cũng rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của đau bụng kinh.
Ở trên chỉ là các biện pháp làm giảm đau, vì đau bụng kinh thứ phát do các nguyên nhân thực thể nên bạn cần đến phòng khám phụ khoa khám thì mới có thể phát hiện được nguyên nhân có biện pháp điều trị triệt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.