Đặt vòng là gì? Vòng tránh thai hoạt động theo cơ chế nào? Đây là điều không phải người phụ nữ nào cũng biết. Để hiểu rõ hơn về điều này, dưới đây là phân tích của các bác sĩ phòng...
Đặt vòng là gì? Vòng tránh thai hoạt động theo cơ chế nào? Đây là điều không phải người phụ nữ nào cũng biết. Để hiểu rõ hơn về điều này, dưới đây là phân tích của các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương.
Vậy đặt vòng là gì?
Đặt vòng là gì, cơ chế hoạt động ra sao?
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai hay còn gọi là dụng cụ tử cung, được đặt vào trong
buồng tử cung của người phụ nữ để ngăn chặn sự làm tổ của trứng và tinh trùng. Đây là biện pháp tránh thai phổ biến mà nhiều chị em tin dùng. Bởi vì đây là biện pháp tránh thai tiện lợi, an toàn và cho hiệu quả cao.
Gọi là vòng tránh thai bởi hình thù đặc trưng của vòng ngày xưa có hình tròn. Ngày nay, vòng đã được cải tiến có nhiều hình dạng, vật liệu hơn. Dù là loại vòng nào cũng vẫn phải đảm bảo:
Có 2 thế hệ vòng tránh thai chính:
Loại 1: Vòng tránh thai loại trơ: Đây là loại được bào chế từ những sợ chỉ tơ tằm hay là catgut, polyetylen, chất dẻo, hay inox với nhiều hình dạng khác nhau, loại này hiện giờ không được sử dụng.
Loại 2: Thế hệ vòng tránh thai thứ hai: Là loại có chứa đồng hoặc hormone Progestin, có hình dáng là chữ T. Đây là loại phổ biến nhất hiện nay.
Đặt vòng là gì?
Đặt vòng là gì? Đó là thủ thuật các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa đặt dụng cụ tử cung vào trong buồng tử cung của phụ nữ thông qua âm đạo. Với thủ thuật an toàn, đảm bảo vô trùng chỉ mất khoảng 3-5 phút. Tuy đặt vòng mất ít thời gian và khá đơn giản nhưng cũng có thể xảy ra một số tác dụng phụ như đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo… Nhưng những triệu chứng này chỉ kéo dài khoảng 7-10 ngày. Nếu quá ngày mà không khỏi chị em nên đi khám ngay.
Quá trình đặt vòng được thực hiện như thế nào?Trước khi đặt vòng
Nữ giới cần được khám và tư vấn kỹ trước khi đặt vòng
– Việc đặt vòng tránh thai có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong nếu người phụ nữ đang bị các bệnh viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng hơn vùng chậu. Gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này. Vì vậy, trước khi thực hiện thủ thuật, nữ sẽ được khám phụ khoa. Việc này là để đảm bảo nữ có đủ điều kiện sức khỏe để đặt vòng.
– Những trường hợp bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh phụ khoa thì sẽ phải điều trị triệt để trước khi tiến hành đặt vòng.
Quá trình đặt vòng
– Vòng được gấp nhỏ lại và đặt vào trong một cái ống có piston bằng chất dẻo rất nhỏ. Vòng có đường kính bằng que diêm, được đưa vào cổ tử cung của người phụ nữ.
– Bác sĩ ấn vào piston, đẩy vòng tránh thai vào hốc tử cung. Vòng mở ra.
– Bác sĩ tiến hành rút ống ra và cắt sợi dây (các bác sĩ sẽ để lại 1 đoạn dây dài khoảng 5cm bên ngoài cổ tử cung).
Cơ chế tránh thai của vòng tránh thai
Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
Theo các bác sĩ Hà – Trưởng khoa phụ khoa phòng khám Đông Phương giải thích cơ chế tránh thai của vòng tránh thai như sau:
– Vòng tránh thai sẽ chiếm chỗ trong buồng tử cung để không cho phép trứng đã thụ tinh về làm tổ. Sự xuất hiện của vòng sẽ tạo môi trường kiềm chế sự phát triển của phôi. Hoặc là ngăn cản phôi bám vào
niêm mạc tử cung để làm tổ.
– Đồng thời các tế bào bạch cầu, bám trên bề mặt của vòng tránh thai sẽ ngăn cản, phá hủy sự làm tổ của phôi. Với vòng tránh thai được làm bằng chất liệu nhự dẻo, thì các tế bào bạch cầu đa nhân xuất hiện tại niêm mạc sẽ cản trở sự làm tổ của phôi. Và đẩy phôi ra khỏi
tử cung cùng với kinh nguyệt.
– Với vòng tránh thai có gắn đồng thì chính chất đồng gắn lên vòng tránh thai đã tác động lên những enzym. Chúng tham gia đục thủng lớp niêm mạc tử cung để phôi thai không làm tổ được. Và những ion đồng được giải phóng ra hàng ngày (từ 50 – 80 microgam/ngày) sẽ thay đổi chất nhầy trong âm đạo. Tác dụng cản sự di chuyển của tinh trùng và tinh trùng không hoạt động được.
–
Vòng tránh thai có chứa hormone progestin như Medroxy progesteron acetat hoặc Lenovorgestrel sẽ làm tăng độ đặc quánh của chất nhầy cổ tử cung. Tinh trùng gặp khó khăn khi gặp trứng.
Những lưu ý quan trọng sau khi đặt vòng
– Ngay sau khi đặt vòng, người phụ nữ nên nằm nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng. Không làm việc nặng nhọc sau khi đặt vòng ít nhất 1 tuần.
– Không ngâm mình trong nước trong thời gian dài.
– Nên tránh quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi đặt vòng.
– Cần tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu: sốt cao, sụt cân, nghi ngờ vòng bị tuột, rong kinh , khí hư có mùi khoa chịu, đau khi quan hệ…
Kết luận
Trên đây các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương đã giải thích về đặt vòng là gì và cơ chế hoạt động của vòng tránh thai. Mỗi loại vòng đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc sử dụng loại vòng tránh thai nào phụ thuộc vào cơ địa, thời hạn tránh thai của từng người. Bạn nên đến những cơ sở khám chữa viêm phụ khoa uy tín để đặt vòng tránh thai. Hay khám chữa bất cứ một căn bệnh phụ khoa nào.