TẠI SAO NỮ BỊ ĐAU BỤNG KINH LẠI KÈM BUỒN NÔN?

Ở một số chị em triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt còn đi kèm với biểu hiện buồn nôn, người nôn nao khó chịu. Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng kinh lại kèm buồn nôn? Triệu c...
Ở một số chị em triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt còn đi kèm với biểu hiện buồn nôn, người nôn nao khó chịu. Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng kinh lại kèm buồn nôn? Triệu chứng này chị em có nên lo lắng quá không? Thắc mắc sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Mời chị em cũng theo dõi.

Tại sao đau bụng kinh lại buồn nôn?

dau-bung-kinh-kem-bieu-hien-buon-non-khp-chiu

Trong kỳ kinh nữ có thể bị đau bụng kinh kèm triệu chứng buồn nôn

Đau bụng kinh là dấu hiệu thường gặp ở nữ vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số chị em ngoài bị đau bụng kinh còn đi kèm với biểu hiện người buồn nôn. Cảm giác nôn nao khó chịu trong người trong những ngày đầu hoặc suốt kỳ kinh.
Tùy từng cơ thể chị em mà biểu hiện buồn nôn có thể xuất hiện. Và căn cứ vào từng mức độ buồn nôn nặng nhẹ khác nhau mà chị em có nên lo lắng hay không. Theo bác sĩ sản phụ khoa đau bụng kinh buồn nôn nguyên nhân do yếu tố sinh lý thì không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thông thường những biểu hiện này sẽ biến mất khi nữ hết kỳ kinh. Nhưng nếu hiện tượng đau bụng dữ dội, kèm biểu hiện nôn nhiều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chị em đang tiềm ẩn căn bệnh nào đó. Vì thế nữ cần theo dõi những biểu hiện trong kỳ kinh của mình. Điều này là để kịp thời xử lý những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Nhận biết triệu chứng đau bụng kinh kèm buồn nôn

Triệu chứng đau bụng kinh có thể bị nhầm lẫn với những cơn đau do các bệnh về đường tiêu hóa và tiết niệu. Vì vậy, nữ có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau:
– Cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới trước và trong kỳ kinh. Có thể đi kèm với triệu chứng đau lưng và đau đùi.
– Biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung.
– Có thể kèm sốt, tiêu chảy.
Trường hợp đau bụng kinh do nữ mắc các bệnh phụ khoa thì có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
– Đau vùng bụng dưới nặng và kéo dài.
– Vã mồ hôi, người rã rời, chóng mặt.
– Máu kinh có màu sắc khác thường, kèm mùi hôi khó chịu.
– Buồn nôn và nôn mửa liên tục, sốt, ớn lạnh.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh kèm buồn nôn

  • Đau bụng kinh
Đau bụng kinh là nguyên nhân chính gây buồn nôn trong những ngày có kinh nguyệt. Đau bụng kinh được chia làm hai loại là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
+ Đau bụng kinh nguyên phát: là cơn đau do sự co thắt tử cung gây ra. Khi niêm mạc tử cung tăng sản sinh prostaglandin. Đây một loại hormone kiểm soát các cơn co thắt tử cung.
+ Đau bụng kinh thứ phát: là những cơn đau do các vấn đề sức khỏe khác gây ra. Ví dụ như lạc nội mạc tử cung…
Triệu chứng đau bụng kinh thường xảy ra chủ yếu ở vùng bụng dưới. Nhưng với một số chị em những cơn đau có thể lan sang vùng hông, đùi, và lưng. Những cơn đau đớn dữ dội kèm cảm giác buồn nôn. Khiến nữ cảm thấy người nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân chính là do lượng prostaglandin thừa đi vào máu và gây buồn nôn. Những triệu chứng khác đi kèm là: Biểu hiện chóng mặt, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nôn ói…
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-la-nguyen-nhan-gay-dau-bung-kinh-kem-buon-non

Biểu hiện đau đầu trong kỳ kinh là dấu hiêu của hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt đề cập đến các triệu chứng về thể chất và tâm lý mà phụ nữ gặp phải trong một hoặc hai tuần trước khi chính thức bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do sự dao động tự nhiên về nồng độ hormone. Đặc biệt là estrogen và progesterone có khả năng là tác nhân chính gây ra các triệu chứng.
Nồng độ estrogen và progesterone giảm đáng kể sau khi rụng trứng. Việc giảm nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến mức serotonin của phụ nữ. Mà Serotonin là một chất trong não giúp điều chỉnh cảm xúc, giấc ngủ và sự thèm ăn. Hội chứng này có các triệu chứng phổ biến là đau bụng kinh, đau lưng. Và hiện tượng buồn nôn khi đau bụng kinh là do tăng lượng prostaglandin.
Hội chứng tiền kinh nguyệt còn có các triệu chứng khác về thể chất như: vú căng đau, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi… Các triệu chứng về cảm xúc, tinh thần của hội chứng tiền kinh nguyệt gồm có: thay đổi tâm trạng thất thường, dễ khóc, lo âu, buồn bã…
Trên thực tế, hơn 90% nữ được khảo sát gặp các triệu chứng này. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Nó cũng có thể thay đổi theo từng tháng.
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới. Các triệu chứng cũng tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng nặng hơn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở những trường hợp bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thì sự thay đổi nội tiết tố còn gây giảm nồng độ serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên trong não bộ. Sự mất cân bằng này có thể gây ra những thay đổi lớn về cảm xúc, tinh thần ở nữ giới.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gây ra các triệu chứng gồm: cảm giác buồn nôn và đau bụng kinh. Những triệu chứng về cảm xúc, tinh thần sẽ được biểu hiện cụ thể là : Thường xuyên cáu gắt, tâm trạng lo âu, buồn bã. Biểu hiện kém tập trung, mệt mỏi nghiêm trọng, xuất hiện ảo giác, hoang tưởng… Biểu hiện rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt ít phổ biến hơn nhiều so với hội chứng tiền kinh nguyệt. Nó chỉ xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ có kinh nguyệt.
  • Bị lạc nội mạc tử cung
benh-lac-noi-mac-tu-cung-o-nu-cung-co-bieu-hien-dau-bung-kinh-kem-buon-non

Lạc nội mạc tử cung cũng có biểu hiện đau bụng kinh và buồn nôn trong kỳ kinh

Thông thường niêm mạc tử cung sẽ dày lên vào mỗi tháng để chuẩn bị cho trứng sau thụ tinh bám vào và làm tổ. Nhưng khi trứng không được thụ tinh thì lớp mô này sẽ bong ra và đi ra ngoài cùng với máu. 
Bị lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà những mô này hình thành ở các cơ quan bên ngoài vị trí tử cung là buồng trứng, ống dẫn trứng và mô xung quanh tử cung. Khi mô hình thành bên ngoài này cũng dày lên và bong ra khi không diễn ra hiện tượng thụ tinh. Nhưng không thể rời khỏi cơ thể qua âm đạo như mô trong tử cung mà thay vào đó bị ứ đọng lại. Nó gây chảy máu bên trong và hiện tượng viêm, phù nề và nhiều triệu chứng khác.
Những cơn đau do lạc nội mạc tử cung có thể dữ dội đến mức gây buồn nôn. Nếu mô nội mạc tử cung phát triển gần ruột thì cũng sẽ gây buồn nôn và nôn ói. Các triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung gồm có: Cơ thể mệt mỏi, bị tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi…
  • Mắc bệnh viêm vùng chậu
benh-viem-vung-chau-o-nu-gioi-la-benh-nguy-hiem

Bệnh viêm vùng chậu ở nữ có biểu hiện đau bụng kinh kèm triệu chứng buồn nôn

Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Nguyên nhân gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nữ bị viêm khi vi khuẩn từ âm đạo và cổ tử cung di chuyển vào tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Các vi khuẩn này có thể gây ra tình trạng áp-xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. 
Bệnh viêm vùng chậu không phải lúc nào cũng biểu hiện ra các triệu chứng trên cơ thể. Nhưng nếu có thì các triệu chứng thường là: đau bụng dưới, đau vùng chậu, kinh nguyệt không đều. Tình trạng nhiễm trùng nặng thì có thể gây hiện tượng buồn nôn, sốt, cảm giác ớn lạnh.

Đau bụng kinh kèm buồn nôn có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau bụng kinh nhẹ đi kèm buồn nôn có thể gặp ở nữ khi đến kỳ kinh. Theo các bác sĩ sản khoa, đau bụng kinh buồn nôn nguyên nhân do yếu tố sinh lý thì không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thông thường nó sẽ hết khi chị em hết kỳ kinh.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân từ các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Bởi các bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Vỡ buồng trứng, ung thư cổ tử cung, hiếm muộn, vô sinh…
Cảm giác buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Trong những trường hợp này buồn nôn thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng kinh dữ dội hoặc sốt. Nữ cần đi khám bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Bí quyết khắc phục hiện tượng đau bụng kinh buồn nôn

Hiện tượng đau bụng kinh và kèm theo buồn nôn sẽ dần đến cơ thể nữ mệt mỏi. Thậm chí là không thể học tập, làm việc bình thường. Vậy làm sao để làm giảm tình trạng này. Dưới đây là những cách mà chị em có thể áp dụng.

Uống trà gừng

tra-gung-co-tinh-am-nong-co-the-giam-dau-bung-kinh-va-cam-giac-buon-non

Sử dụng trà gừng có thể giảm đau bụng kinh và triệu chứng buồn nôn, khó chịu

– Gừng được coi là một thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong thành phần của gừng có tính ấm nên được coi là một vị thuốc hữu hiệu để giúp chị em phụ nữ giảm đau bụng . Vì thế, uống trà gừng sẽ hạn chế được cơn đau, sự khó chịu ở tử cung. Không những thế, tinh chất từ gừng còn hỗ trợ giảm đi triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi nhanh chóng.
– Cách pha trà gừng: Củ gừng tươi sau khi đã rửa sạch thái lát hoặc giã nát. Có thể cho trực tiếp các lát gừng hoặc phần nước cốt gừng với gừng đã giã nát. Thả lát gừng, nước cốt gừng pha với nước ấm nóng. Sau đó cho thêm một chút mật ong và khuấy đều. Dùng uống trực tiếp khi bị đau bụng kinh.
– Hoặc nhanh chóng hơn chị em có thể ngậm trực tiếp vài lát gừng tươi ở miệng. Cách này cũng giúp giảm đau và hiện tượng buồn nôn hiệu quả. Nếu không có gừng tươi, nữ dùng gói trà gừng đã đóng sẵn. Gói trà gừng cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh và cảm giác buồn nôn.

Chườm ấm bụng

– Chườm ấm bụng là biện pháp giảm đau bụng kinh an toàn và dễ thực hiện. Phương pháp này đã được nhiều chị em áp dụng. Nhiệt độ ấm từ túi chườm có tác dụng làm thư giãn cơ trơn tử cung và hạn chế tình trạng co thắt quá mức. 
– Hơn nữa chườm ấm còn tăng cường tuần hoàn máu. Hạn chế tối đa tình trạng ứ huyết và gây ra cục máu đông. Tuy nhiên khi chườm ấm, nữ nên dùng nước từ 60 – 70 độ C. Sau đó chườm trực tiếp lên vùng bụng trong khoảng 15 – 20 phút. Nên chườm khi xuất hiện hiện tượng đau bụng. 

Massage vùng bụng dưới

– Massage vùng bụng dưới với mục đích là để giảm mức độ co thắt của tử cung. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện đau bụng kinh.
– Chị em nên thực nhẹ nhàng để tránh tình trạng đau nhức bụng dưới.

Phòng ngừa đau bụng kinh kèm buồn nôn

Để làm giảm tình trạng đau bụng kinh, buồn nôn và các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ hành kinh. Chị em nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Chế độ nghỉ ngơi, hoạt động hợp lý

cai-thien-che-do-sinh-hoat-trong-ngay-den-do

Nữ nên cải thiện chế độ sinh hoạt hàng ngày lành mạnh

– Không thức khuya thường xuyên. Nên ngủ đủ giấc 8h/ ngày. Cần tránh làm việc quá sức trước kỳ kinh.
– Luôn giữ trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái. Tránh tình trạng căng thẳng và lo lắng quá mức, đặc biệt là thời gian thời gian trước và trong khi hành kinh. 
– Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Nữ có thể sử dụng các bài tập nhẹ nhàng như: ngồi thiền, tập yoga và bơi lội thường xuyên để tăng cường sức khỏe, ổn định kinh nguyệt và tăng mức độ chống chịu cho cơ thể.

Dinh dưỡng khoa học

– Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học trong các bữa ăn hàng ngày. Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu, gia vị, chất bảo quản,… Nữ nên bổ sung thực phẩm giàu tinh bột, đạm, vitamin, Omega 3, khoáng chất,…
– Nữ không nên sử dụng bia rượu và cà phê, thuốc lá.
– Ngoài ra, vấn đề cân nặng đối với nữ cũng vô cùng quan trọng. Chị em không nên để cơ thể quá béo, tránh tình trạng tăng cân đột ngột. Đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thừa cân béo phì có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt. 

Vệ sinh sạch vùng kín

– Cuối cùng là nữ giới cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Đau bụng kinh buồn nôn khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh kèm buồn nôn có thể là hiện tượng sinh lý thông. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của nữ.  Vì thế, chị em nên sớm đi khám phụ khoa đây là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh. 
Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chị em đang có vấn đề là: 
– Kỳ kinh có biểu hiện đau bụng dữ dội và kéo dài.
– Máu kinh có màu đen và mùi hôi khó chịu.
– Vùng kín có mủ, dịch và có mùi lạ.
– Người mệt mỏi và ngất xỉu.
– Bị nôn mửa, sốt, ớn lạnh.

Kết luận

Đau bụng kinh kèm buồn nôn có thể xảy ra vào chu kỳ kinh nguyệt ở nữ. Tùy vài biểu hiện nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh mà chị em có tâm lý lo lắng. Và điều quan trọng là trong kỳ kinh nếu có những dấu hiệu bất thường, nữ cần đi khám bác sĩ sớm.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0989 555 497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí. Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!
  • Đăng bài 2021-07-06 13:52:20
  • Đọc ( 197 )

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các mục liên quan

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
phương

Bác sĩ

1120 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết