Vòng tránh thai có thể gây nhiễm trùng không? Vòng tránh thai không trực tiếp gây nên nhiễm trùng, nhưng nếu bạn bị nhiễm phụ khoa trước khi đặt vòng thì vòng sẽ làm chất xúc tác cho nhiễm trùng nặng hơn.
Vòng tránh thai có gây nhiễm trùng không?
Đặt vòng ít khi gây viêm nhiễm
Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết vòng tránh là cách tránh thai lâu đời. Đây là dụng cụ được làm bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào bên trong tử cung. Có một vài loại vòng tránh thai chứa homone. Vòng tránh thai có hiệu quả cao từ 3-5 năm, vòng bằng đồng có thể là 10 năm.
Vòng tránh thai có nhiều tiện dụng, như không cần phải nhớ lịch như uống thuốc tránh thai, không phải trả phí liên tục. Khi muốn sinh con có thể tháo vòng tránh thai một cách dễ dàng, và nhanh chóng thụ thai lại.
Khi đặt vòng tránh thai các bác sĩ sản phụ khoa sẽ đưa vòng vào bên trong tử cung của bạn. Cách đặt vòng tránh thai này bắt buộc phải thực hiện bởi những người có chuyên môn và được đào tạo bài bản, tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vô trùng.
Cơ chế tránh thai của vòng tránh thai: Vòng sẽ làm dày lớp dịch nhầy ở cổ tử cung để tinh trùng khó có thể vượt qua để gặp trứng. Đồng thời tạo môi trường không thuận lợi để trứng và tinh trùng tồn tại trong tử cung. Sự thay đổi ở niêm mạc tử cung sẽ làm cho trứng khó thụ tinh làm tổ hơn.
Vòng tránh thai gây nhiễm trùng như thế nào?
Quy trình đặt vòng an toàn, đúng thủ thuật sẽ không gây viêm nhiễm
Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương, vòng tránh thai không trực tiếp gây ra nhiễm trùng. Đặt vòng tránh thai chỉ gây nhiễm trùng khi thực hiện không đảm bảo an toàn tại những cơ sở không uy tín, thủ thuật không đúng quy trình, bị nhiễm trùng khi đặt vòng. Khi bị nhiễm trùng do đặt vòng chị em có thể có một số triệu chứng như:
Khi bạn đã bị nhiễm trùng trước khi đặt vòng, mà bác sĩ không kiểm tra kỹ thì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, lan rộng hơn. Hai bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay gặp là chlamydia và lậu. Bởi vậy các bác sĩ thường xuyên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi đặt vòng.
Nhưng chị em cũng có nguy cơ bị viêm vùng chậu vài tuần sau khi đặt vòng tránh thai nếu không kiêng theo sự chỉ định của bác sĩ. Viêm vùng chậu là viêm nhiễm ở buồng trứng, tử cung và hai bên vòi trứng. Trong âm đạo luôn chứa một vài loại vi khuẩn. Nếu vi khuẩn được đưa vào các cơ quan sinh sản trong quá trình đặt vòng thì nguy cơ viêm vùng chậu rất cao.
Như vậy đặt vòng tránh thai có an toàn không? Đây là cách tránh thai khá an toàn, chỉ xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như rỉ máu ở giữa chu kỳ kinh hoặc đau rút nhẹ trong vài tháng đầu sau đặt vòng. Vòng có thể bị lệch khỏi bị trí hoặc tuột vòng nếu không kiêng làm việc nặng hay quan hệ tình dục sau đặt vòng.
[el598ffb9c26272]
Làm thế nào để điều trị nhiễm trùng sau đặt vòng
Viêm vùng chậu điều trị có thể gây nên tổn thương nặng hơn, nguy cơ gây ra vô sinh rất cao. Điều trị càng sớm, càng tốt vừa giảm đi thời gian, công sức và tiền bạc cho chị em. Việc điều trị ra sao phụ thuộc vào mức độ bệnh và loại nhiễm trùng mà bạn mắc. Bao gồm điều trị bằng thuốc kháng sinh. Không nhất thiết phải tháo vòng tránh thai, chỉ tháo vòng khi tình trạng nhiễm trùng không được cải thiện sau quá trình chữa trị.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), kết quả điều trị viêm nhiễm sau đặt vòng của phụ nữ không tháo vòng tránh thai và phụ nữ tháo vòng tránh thai là như nhau không bao gồm vòng tránh thai có hormone.
Các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương cũng khuyến cáo: Để ngăn chặn nhiễm trùng vòng tránh thai thì cần kiêng cẩn thận sau đặt vòng: