Luyện tập, rèn luyện thể dục, thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn phòng chống lại được nhiều bệnh tật hiệu quả. Trong đó, nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều mối liên hệ giữa tập thể dục với các căn bệnh phụ khoa. Trong đó có thể kiểm soát bệnh phụ khoa bằng cách thường xuyên tập thể dục khá hiệu quả.
Kiểm Soát Bệnh Phụ Khoa Bằng Cách Thường Xuyên Tập Thể Dục
Thực hiện theo bài tập đơn giản như sau:
Làm động tác ngồi xổm trên 2 bàn chân, kiễng hai gót chân cho chụm vào nhau, dùng hai tay chống lên 2 gối, giữ thẳng lưng, cử động lên xuống nhẹ nhàng từ 6-8 lần.
Ngồi xổm trên 1 chân, chân còn lại duỗi dài ra phía sau, thay đổi chân từ 4-6 lần sau đó duỗi dài chân ra phía trước, thay đổi chân.
Đứng dạng hai chân với nhau tạo thành 1 góc 60 độ, dùng 2 tay chống vào hông, gập người ra phía trước và tạo với đùi một góc 90 độ, thực hiện 6-8 lần.
Đứng thẳng người sau đó dùng 1 tay để bám vào thành tường, chân cùng bên làm trụ, chân còn lại đưa thật mạnh về trước rồi ra phía sau trong lúc tay đang đưa theo hướng ngược lại, thực hiện từ 4-6 lần, sau đó đổi bên.
Để có thể giúp vùng khung chậu được tăng cường hoạt động tuần hoàn, chị em có thể kết hợp những động tác kể trên cùng với việc hít thở sâu. Bên cạnh đó, nên luyện tập các động tác cơ bản về hông và mông, nhất là thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu. Chị em nên tập luyện ở ngoài trời và tại những nơi thoáng khí.
Sa Sinh Dục
Hầu hết đối với những chị em phụ nữ trải qua sinh đẻ nhiều và làm các công việc nặng nhọc như nam giới là những đối tượng dễ bị tình trạng sa sinh dục. Có 1 số bài tập có thể giúp phòng ngừa và chữa bệnh khi mới hình thành. Các bài tập nàu bao gồm các động tác ở tư thế quỳ gối, chống tay hoặc khuỷu tay xuống đắt nhằm đưa dạ con về đúng vị trị sinh lý.
- Bài tập số 1: Thực hiện động tác nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng 2 chân, còn 2 tay duỗi dọc theo người sau đó đưa 2 chân lên trên thật thẳng rồi đưa từ từ về phía sau đầu, 2 tay đỡ phần hông, làm khoảng 4-6 lần.
- Bài tập 2: Tư thế nằm ngửa như bài tập số 1 sau đó đưa 2 chân và cả phần lưng trên thẳng góc với phần đầu, phần cổ và 2 vai, dùng 2 tay đỡ hông sau đó thực hiện động tác cứ 1chân gấp thì 1chân duỗi và làm từ 4-6 lần.
Bên cạnh đó, còn có thể tập các động tác ở bụng, nhưng nằm trên mặt phẳng, đầu ở vị trí thấp.
Lưu ý: Đối với những người bị sa sinh dục không nên tập các động tác chạy và nhảy, hoặc tập ở tư thế đứng mà phải dồn sức xuống dưới. Tránh các động tác rặn quá sức (nhất là rặn mạnh khi đi đại tiện lúc bị táo bón) sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Rối Loạn Tiểu Tiện Sau Sinh
Nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện sau sinh chủ yếu do các nguyên nhân bệnh lý hoặc các khối u, thường do tai biến trong quá trình sinh con, nhất là thực hiện biện pháp sinh mổ, cũng có thể do lo lắng, sợ hãi quá độ dẫn đến cổ bàng quang bị rối loạn co thắt. Đối với những trường hợp này, nên luyện tập các bài tập thư giản giúp xây dựng lại hản xạ mới tại đường tiết niệu sinh dục, giúp chúng trở lại hoạt động bình thường.
Chị em nên tập bài tập thư giãn và tập rặn xen kẽ với nhau nhau. Tập rặn là gây các áp lực lên ổ bụng để đẩy được nước tiểu ra ngoài. Khi tập bài tập cơ bụng xen kẽ sẽ giúp làm cứng bụng và làm mềm bụng, tức là lên gân gây trương lực cơ ép vào thành bụng rồi làm mềm bụng.
Vào những ngày đầu sau khi sinh thường và sinh mổ, nên luyện tập trong tư thế nằm ngửa, co 2 cẳng chân 1 góc vừa phải, 2 tay áp vào bụng, tập thở bụng từ 6-8 lần.
Cũng trong tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng chân sau đó đưa 2 tay sang ngang lên trên đầu gối rồi đưa về phía, mỗi động tác thực hiện 4 – 6 lần