Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở chị em. Đau bụng kinh bao gồm các triệu chứng mệt mỏi, đau lưng, đau bụng âm ỉ, có khi đau bụng kinh dữ dội kèm theo hạ huyết áp, vã mồ hôi, chân tay lạnh toát, buồn nôn… một số trường hợp còn bị hôn mê. Đau bụng kinh nguyệt có thể chỉ là do sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm mà nếu không chữa trị kịp thời chị em có nguy cơ mất khả năng làm mẹ rất cao. Vì thế, các chị không nên chủ quan khi bị đau bụng khi có kinh.
Cách trị đau bụng kinh bằng thuốc Đông y
Thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả
Đau bụng kinh nguyệt khiến bạn có nguy cơ vô sinh
đau bụng kinh nguyệt dữ dội
Theo các chuyên gia phòng khám phụ khoa Đông Phương, đau bụng kinh nguyệt hay còn gọi là thống kinh là hiện tượng đau bụng dưới, xuất hiện trước, trong hay sau kì kinh. Thông thường các bạn gái mới có kinh hay bị đau bụng đây là hiện tượng đau bụng kinh nguyên phát, còn sau khi có kinh vài năm hoặc sau sinh đẻ mới bị đau bụng kinh thì gọi là đau bụng kinh thứ phát.
Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt nguyên phát là do đến kì kinh, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn đẩy máu kinh ra ngoài tử cung phải co bóp, lúc này chất prostaglandin xuất hiện kích tích tử cung co bóp dẫn đến đau bụng khi có kinh.
Đau bụng kinh thứ phát thường dữ dội hơn và mức độ nặng hơn, nguyên nhân là do chị em có dị tật bẩm sinh ở tử cung, tử cung ngả về trước hoặc đổ về sau, hay mắc phải một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng, u xơ tử cung, viêm dính tử cung,… Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên vô sinh nữ.
Đau bụng kinh dữ dội có thể là biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là nội mạc tử cung không nằm trong tử cung mà có thể di chuyển đến các chỗ khác như ổ bụng, bàng quang, buồng trứng,… Bệnh không qua nguy hiểm nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Vì sao lại nói như vậy?
Đau bụng dữ dội cũng có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu đau, bụng nhưng nó rơi đúng vào kỳ kinh. Điều này vô cùng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm, thai nhi bị vỡ, chảy máu nhiều có thể gây nên biến chứng vô sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
U xơ tử cung gây nên đau bụng kinh nguyệt. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến chị em mất khả năng làm mẹ. Nếu chị em bị u xơ tử cung mà kích thước khối u lên tới 5-6cm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và làm tổ của trứng thụ tinh, đồng thời rất dễ gây xảy thai cho chị em. Khối u nằm dưới niêm mạc hay ở đáy góc tử cung cũng gây khó thụ thai cho chị em.
Viêm nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng như là một tấm đệm êm ái để trứng làm tổ, và niêm mạc tử cung liên tục phát triển để phù hợp với sự phát triển của phôi thai. Nếu nội mạc tử cung bị viêm chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố và hormone kích thích rụng trứng đều bị rối loạn gây khó thụ thai. Viêm niêm mạc tử cung khiến thai nhi mất điểm bám dễ gây di tật bẩm sinh cho trẻ, sảy thai, sinh non,…. Đây cũng là nguyên nhân gây dính tắc vòi trứng, khiến trứng không di chuyển đến tử cung được không thể thụ tinh.
Vì thế, khi có triệu chứng đau bụng kinh trong thời gian dài và có biểu hiện khác thường chị em nên đi khám bác sĩ phụ khoa để biết rõ nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt và có biện pháp điều trị sớm, tránh để gây ra biến chứng dẫn đến vô sinh.
Bạn nên làm gì khi bị đau bụng kinh nguyệt để tránh nguy cơ vô sinh