Tiêm thuốc tránh thai có phải là "biện pháp tránh thai" an toàn hiện nay?

Nếu như các chị em đang băn khoăn không biết nên áp dụng #biện_pháp_tránh_thai nào an toàn và hiệu quả thì hãy tham khảo ngay bài viết này. Hoặc có thể gọi tới hotline: 0982.111.497 để được các bác sĩ #Phụ_sản_Đông_Phương giải đáp thắc mắc cho mình nhé! ^ ^

Tiêm thuốc tránh thai là một biện pháp ngừa thai hiệu quả bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chị em lo lắng không biết biện pháp tránh thai này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Ưu, nhược điểm của biện pháp này như thế nào? Và nên áp dụng phương pháp này sao cho đúng cách và an toàn? Hãy cùng các bác sĩ Phụ Khoa Đông Phương tìm hiểu về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!

 

Tiêm thuốc tránh thai là gì?

Phương pháp tiêm thuốc tránh thai đã được phát triển từ những năm 60, 70 của những thập niên trước. Thuốc này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như một trong những biện pháp tránh thai an toàn.

Thuốc tiêm tránh thai được chia làm 2 loại

  • Loại 1: có chứa các thành phần progestin, estrogen.
  • Loại 2: chỉ chứa progestin bao gồm DMPANETEN (trong đó thuốc chứa DMPA được khuyến khích sử dụng rộng rãi).

Khi tiêm thuốc tránh thai, nội tiết tố progestin sẽ được đưa vào cơ thể của nữ giới. Liều dùng cao, hấp thu chậm nên thuốc luôn có tác dụng trong suốt thời gian 1-3 tháng. Nếu bạn muốn mang thai trở lại chỉ cần ngừng tiêm thuốc. Sau đó, chờ một vài tháng để chu kì kinh nguyệt ổn định trở lại thì có thể thụ thai.

Cơ chế hoạt động của tiêm thuốc tránh thai

  • Cũng giống như uống thuốc hoặc dùng miếng dán tránh thai, hormone sau khi vào cơ thể sẽ ức chế rụng trứng. Đồng thời làm tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung khiến tình trùng không thể bơi vào gặp trứng.
  • Bên cạnh đó, hormone cũng làm mỏng niêm mạc cổ tử cung khiến trứng không thể làm tổ. Từ đó đem lại hiệu quả tránh thai cao.
  • Tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả cao hơn và tác dụng nhanh hơn uống thuốc tránh thai. Bởi thuốc tiêm ngấm trực tiếp vào máu dưới da.

 

Tiem Thuoc Tranh Thai 1 

Ưu điểm của tiêm thuốc tránh thai

  • Tiêm thuốc tránh thai cho hiệu quả cao nhờ việc ức chế rụng trứng cho hiệu quả đến gần 100%.
  • Tiêm thuốc tránh thai liều cao (150mg/lần) sẽ hấp thu chậm đạt hiệu quả kéo dài nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi tiêm thuốc tránh thai sẽ hiệu quả trong 3 tháng. Bạn hoàn toàn không phải dùng thêm bất cứ biện pháp tránh thai nào khác. Nếu các bạn muốn mang thai, chỉ cần ngừng tiêm vài tháng là lại có thể mang thai.
  • Tiêm thuốc tránh thai cũng không làm ảnh hưởng đến việc cho con bú. Do thuốc chỉ qua sữa một phần rất nhỏ và không đủ khả năng làm ảnh hưởng gì đến bé. Thuốc thậm chí còn có khả năng duy trì và tăng sự tiết sữa ở bà mẹ đang cho con bú. Các em bé vẫn có chiều cao, cân nặng và sự phát triển hoàn toàn bình thường.
  • Tiêm thuốc tránh thai không gây rối loạn tim mạch, huyết áp, an toàn cho hệ miễn dịch và quá trình sản xuất steroid.
  • Tiêm thuốc tránh thai không gây phù nề, không làm tăng nguy cơ bị u xơ tử cung. Có thể dùng thuốc cho những người bị u bướu mà các loại thuốc tránh thai chứa progesterone không dùng được.

Bạn đang băn khoăn về việc tiêm thuốc tránh thai --> ĐỂ LẠI CÂU HỎI để được GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ

Nhược điểm của tiêm thuốc tránh thai

Cũng như nhiều biện pháp tránh thai khác, khi hormone vào cơ thể gây thay đổi sẽ không tránh khỏi những tác dụng phụ. Mặc dù sử dụng hormone progestin sẽ thích ứng với nhiều trường hợp bệnh nhân hơn. Nhưng một vài trường hợp dùng thuốc vẫn gặp phải những thay đổi bất thường.

Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

  • Một trong những nhược điểm thường thấy của biện pháp này là ảnh hưởng rõ rệt đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Bạn có thể bị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, thậm chí mất kinh hoặc rong kinh trong quá trình sử dụng biện pháp.

Mất kinh

  • Theo thống kê, có đến 60% trường hợp bệnh nhân tiêm thuốc tránh thai gặp phải hiện tượng này. Nhiều người sẽ nhầm thành dấu hiệu mang thai do nghĩ thuốc không đạt hiệu quả tránh thai hoặc do mang thai trước khi tiêm.
  • Tuy nhiên thực tế là thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin mà không chứa progesterone. Vì thế khi tiêm vào cơ thể, nồng độ của hai hormone này sẽ chênh lệch (progestin sẽ cao hơn progesterone). Điều này sẽ khiến niêm mạc tử cung không thể dày lên để đón trứng thụ tinh.

Rong kinh

  • Trái ngược với mất kinh khi tiêm thuốc tránh thai thì có người lại bị rong kinh kéo dài hơn 1 tuần. Và lượng máu có thể nhiều bằng hoặc hơn lượng máu kinh thông thường. Lượng máu kinh thông thường là 50-80ml.
  • Có trường hợp lại bị ra máu giữa chu kì với một lượng máu nhỏ. Hiện tượng này thường chỉ xuất hiện ở 1 vài mũi tiêm đầu và sẽ dần tự ổn định theo thời gian. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc tiêm tiếp các mũi sau bình thường nhé.

roi-loan-ky-nguyet-san-khi-tiem-thuoc-tranh-thai 

Tăng cân

  • Đây là đặc điểm chung của nhiều loại thuốc tránh thai. Tiêm thuốc tránh thai sẽ dễ làm cho các bạn tăng cân nhưng khối lượng tăng không nhiều. Cân nặng được có thể tăng lên 5% trong vòng 6 tháng đầu. Và việc tăng cân có thể vẫn tiếp tục theo thời gian sử dụng thuốc. Theo số liệu khảo sát, khoảng 25% phụ nữ tăng 10kg sau 10 năm áp dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai.
  • Khi quyết định dùng thuốc tránh thai mà bị tăng cân, các bạn nên kết hợp các bài tập giảm cân. Việc này giúp bản thân vừa có một vóc dáng đẹp, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh mà kiểm soát được việc tăng cân. Nếu bạn bị tăng cân nhanh chóng sau khi dùng thuốc tránh thai thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn có thể đổi sang biện pháp tránh thai khác nếu cần.

Thay đổi tâm trạng

  • Sử dụng thuốc tiêm tránh thai cũng có thể làm thay đổi tâm trạng chị em do lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Các biểu hiện có thể sẽ giống với thời kỳ đầu mang thai như: buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, buồn bực, chán nản,...

Loãng xương

  • Tiêm thuốc tránh thai với thời gian kéo dài trên 2 năm sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Do thuốc tiêm tránh thai sẽ làm giảm độ kết dính của xương. Vì vậy, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo không nên tiêm thuốc tránh thai kéo dài hơn 2 năm.

Chị em cần tư vấn về  tiêm thuốc tránh thai --> CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tiêm thuốc tránh thai chống chỉ định với đối tượng nào?

Đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhưng không phải là biện pháp tránh thai phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu bạn thuộc một trong số nhóm người dưới đây sẽ phải lựa chọn phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn:

  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc đang nghi ngờ có thai.
  • Người đang bị các bệnh như ung thư vú, ung thư buống trứng hoặc nghi ngờ có khối u vú.
  • Phụ nữ đang bị các bệnh lao phổi, động kinh, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, tuyến giáp, bệnh gan mật..
  • Người mắc các bệnh về suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, người mắc các bệnh lây truyền qua đương tình dục STD.
  • Phụ nữ bị lupus ban đỏ, đang bị giảm tiểu cầu và có kháng thể kháng photphoplipid.
  • Phụ nữ bị ra máu âm đạo bất thường mà chưa xác định được nguyên nhân.

Khi có ý định “kế hoạch hóa” bằng biện pháp tiêm thuốc tránh thai bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ khám và tư vấn xem bạn có thể áp dụng biện pháp tránh thai này không. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng biện pháp phù hợp nhất. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà tiêm vì có thể gây ra những nguy hiểm khó lường.

>> XEM THÊM: DỊCH VỤ ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI HÌNH CHỮ T

Khi tiêm thuốc tránh thai cần lưu ý gì khi quan hệ vợ chồng?

Để việc tiêm thuốc đảm bảo hiệu quả tránh thai tuyệt đối thì bạn cần phải lưu ý trong quan hệ vợ chồng. Thời gian bạn thực hiện tiêm thuốc sẽ có tác động quyết định về thời gian quan hệ an toàn.

  • Nếu tiêm thuốc trong tuần đầu tiên chu kỳ kinh nguyệt thì chị em có thể yên tâm về tác dụng của thuốc. Bởi trong khoảng thời gian này thuốc sẽ phát huy hiệu quả tức thì ngay sau khi tiêm. Chị em hoàn toàn có thể yên tâm về chuyện vợ chồng mà không sợ sự cố ngoài ý muốn.
  • Khi bạn tiêm thuốc sau ngày thứ 7 chu kỳ, cần sử dụng thêm biện pháp phòng tránh khi quan hệ trong 24h. Sau thời gian đó, bạn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường .

Tiem Thuoc Tranh Thai Dmpa

Mang thai sau khi tiêm thuốc tránh thai

  • Đối với việc tránh thai bằng tiêm thuốc thì khi chị em có ý định mang thai chỉ cần ngừng tiêm thuốc. Khi ngừng tiêm thuốc, kinh nguyệt cũng sẽ quay trở lại để chị em sẵn sàng cho việc thụ thai. Tuy nhiên, thời gian kinh nguyệt quay trở lại ở mỗi người cũng không giống nhau.
  • Có những chị em có thể chỉ mất vài ngày, vài tuần nhưng có người lại vài tháng mới thấy lại kinh nguyệt. Tùy thuộc vào thời gian quay trở lại của kinh nguyệt mà thời gian thụ thai nhanh hay chậm cũng bị ảnh hưởng theo.

Mong rằng những nội dung chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về biện pháp tiêm thuốc tránh thai.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương - 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

  • Đăng bài 2021-07-30 14:20:55
  • Đọc ( 334 )
  • Phân loại:phụ khoa

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các mục liên quan

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Minh Anh

221 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết