Viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng – tại sao?

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khác quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị một hay nhiều lần nhưng vẫn tái đi tái lại. Theo...

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khác quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị một hay nhiều lần nhưng vẫn tái đi tái lại. Theo 1 số tài liệu, có tới khoảng 50% số chị em đã điều trị rồi mà bệnh vẫn trở lại. Đây chính là một cảnh báo về nguy cơ sức khoẻ của chị em phụ nữ.

Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp, đó là:


Viêm âm hộ, âm đạo cấp và mãn tính,

Viêm lộ tuyến cổ tử cung,

Viêm tử cung và viêm phần phụ cấp và mãn tính (bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng,…),

Viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính.

Các dấu hiệu phổ biến khi bị viêm nhiễm phụ khoa, đó là huyết trắng ra nhiều, ra suốt cả kỳ kinh (cả tháng); huyết trắng mùi hôi, có màu và tính chất bất thường (như dạng bột trắng như bã đậu, dạng trắng đục và đặc như mủ, màu vàng xanh,….); vùng kín đau, ngứa, rát nhất là khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường. Nặng hơn, có thể gậy đau lưng, đau tức vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu giắt, tiểu ra máu,…


Vì sao viêm nhiễm phụ khoa thường dai dẳng, kéo dài?

 

Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan dẫn tới tình trạng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc chuyển sang viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng,mãn tính, kéo dài hoặc thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Nhiều chị em, dù đã được khám và điều trị nhiều lần bởi các bác sĩ chuyên khoa và đơn thuốc đắt tiền, dù đã vệ sinh rất sạch sẽ,… mà vẫn không thoát khỏi căn bệnh khó chịu này. Có thể kể tới hai nguyên nhân cơ bản sau đây:

 

Nguyên nhân thứ nhất: Do cấu tạo mở của hệ sinh dục nữ, nên vùng kín rất dễ bị tác động, tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, chỉ cần sơ ý trong vệ sinh, sinh hoạt hoặc cách bảo vệ không đúng, vùng kín sẽ bị tác động dẫn tới viêm nhiễm.

Sơ ý thường gặp nhất gây viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân! Rất nhiều chị em, sau khi điều trị viêm nhiễm xong, bệnh lại quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan, họ đã hiểu sai là chỉ cần đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.

 

Rất nhiều trường hợp, dù người vợ đã tuân thủ rất đúng các nguyên tắc vệ sinh vùng kín, mà không biết, thủ phạm khiến bệnh viêm nhiễm phụ khoa không thể khỏi được là do người chồng. Hoặc người chồng không vệ sinh sạch sẽ hoặc họ đang nhiễm một tác nhân gây viêm nhiễm nào đó.

 

Biểu hiện bệnh viêm nhiễm bởi các tác nhân thường gây viêm nhiễm phụ khoa rất ít được biểu lộ rõ ở nam giới, như là ở nữ. Các tác nhân (vi khuẩn, virus) này ẩn nấp trong cơ quan sinh dục của chồng và khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông đã “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ mà không hay biết.

 

Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục (nấm candida, chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục) hoặc các bệnh xã hội như lậu, giang mai và Herpes sinh dục cũng là những tác nhân gây bệnh phổ biến cùng với sự tác động từ người chồng khiến viêm nhiễm phụ khoa trở nên dai dẳng, kéo dài.

 

Nguyên nhân thứ hai: Do cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, được tạo bởi hệ vi sinh đường sinh dục và PH âm đạo. Môi trường âm đạo bình thường bao gồm các loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí thường trú, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Các vi khuẩn này tồn tại trong một mối quan hệ cộng sinh giữa vật chủ là môi trường âm đạo và bản thân chúng là các ký sinh vật, phụ thuộc vào môi trường này. Lactobacillus hay còn gọi là Doderlein là vi khuẩn Gram dương kỵ khí không bắt buộc. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này tạo môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời chủng này còn tạo ra H2O2 là một tác nhân diệt vi khuẩn và làm tăng độ acid của âm đạo. Tạo nên PH âm đạo cân bằng trong khoảng 4-5. Đây là môi trường tốt nhất để bảo vệ âm đạo khỏi bị viêm nhiễm và chính là cơ chế tự bảo vệ của hệ sinh dục nữ.

 

Việc mất cân bằng PH âm đạo và suy giảm lợi khuẩn, có thể do việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa, dùng  kháng sinh kéo dài, sử dụng nước vệ sinh hoặc cách vệ sinh vùng kín không đúng cách,… khi tiêu diệt vi khuẩn có hại thì tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo. Một số yếu tố tác động khác cũng ảnh hưởng tới PH âm đạo như mất cân bằng nội tiết tố nữ, Stress,…

 

Khi PH âm đạo mất cân bằng, sẽ là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh xâm nhập dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa trở nên mãn tính, cứ dai dẳng kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần không dứt.

 

Giải pháp giúp chấm dứt viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng, kéo dài

 

Để trị dứt điểm căn bệnh này, đòi hỏi chị em phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn dưới đây:

 

Khám và điều trị tình trạng viêm nhiễm hiện tại theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Việc này nhằm đảm bảo diệt hết được các tác nhân gây viêm. Chị em không nên tự mua kháng sinh về đặt theo mách bảo hoặc theo đơn thuốc lần trước, việc này có thể khiến chị em bị kháng thuốc mà bệnh lại càng dễ tái đi tái lại.

  • Đăng bài 2021-08-20 10:50:02
  • Đọc ( 224 )

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các mục liên quan

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
phương

Bác sĩ

1120 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết