Mụn cóc là bệnh lành tính và không quá nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, tinh thần. Mụn cóc gây ngứa không? phòng tránh như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người.
Xem thêm
Nguyên nhân gây mụn cóc
Mụn cóc có ngứa không?
Mụn cóc là bệnh do siêu vi trùng, phổ biến nhất virus HPV (Human Papilloma) ở người gây ra, có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 tháng. Người bệnh xuất hiện những đốm mụn sần sùi, có màu xám, kích thước nhỏ, thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, trông giống một chùm súp lơ nhỏ từ 2 đến vài chục milimet và không đều nhau. Mụn cóc gây ngứa không, còn phụ thuộc vào tính chất mụn và cơ địa bệnh nhân.
Vi rút HPV xâm nhập vào da thông qua những vết trầy xước bên ngoài và hình thành mụn cóc ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể như mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hay bộ phận sinh dục.
Mụn cóc gây ngứa không?
Thời gian qua, thắc mắc của nhiều người về vấn đề bị mụn cóc có gây ngứa không ngày càng phổ biến do tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà tốc độ phát triển nhanh hay chậm của bệnh cũng khác nhau. Ban đầu, chỉ là những đốm mụn li ti, nhưng về sau chúng liên kết thành từng mảng trên da giống như mào gà nên còn gọi là bệnh sùi mào gà.
Không phải ở trường hợp nào cũng bị mụn cóc gây ngứa. Những trường hợp ở thể nhẹ, các vết mụn chỉ xuất hiện li ti và rải rác thì không gây ngứa. Còn khi đã ở giai đoạn nặng, các vết mụn hợp thành một đốm sùi thì có biểu hiện ngứa ngáy vì đã bị viêm.
Có những loại mụn cóc nào?
Theo Bác sĩ chuyên khoa da Liễu Đông Phương, mụn cóc gây ra bởi vi-rút u nhú ở người (HPV). Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Vi-rút xâm nhập vào cơ thể và khiến các tế bào phát triển nhanh chóng trên bề mặt của da. Dưới đây là các loại mụn cóc thường gặp.
hình ảnh các loại mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường có hình giống súp lơ thường xuất hiện trên tay, ngón tay, khuỷu tay và khớp ngón tay. Chúng cũng có thể có một chấm đen hoặc sẫm màu nhỏ do đông máu ở mạch máu. Đây là một nhiễm trùng ở lớp trên của da và cần được điều trị ngay khi phát hiện để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Có biểu hiện là những mảng cứng, dầy trên lòng bàn chân và có thể gây đau khi đi bộ. Chúng thường mọc ngược vào trong da vì trọng lượng và áp lực đặt lên lòng bàn chân. Loại mụn cóc này xuất hiện khi vi-rút HPV tiếp xúc với da qua các vết cắt, vết xước và vết nứt.
Mụn cóc hình chỉ
Thường xuất hiện xung quanh cổ, mũi, vai và khu vực dưới cằm và có màu giống với màu da. Những người được ghép tạng hoặc nhiễm HIV cũng có nguy cơ cao hơn bị mụn cóc hình chỉ vì hệ miễn dịch của họ bị suy yếu.
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng thường nhẵn, phẳng, xuất hiện ở mặt và cổ. Chúng có màu vàng hoặc nâu nhạt và thường xuất hiện với số lượng nhiều từ 20 tới 100 cái cùng nhau. Loại tổn thương này xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên. Gây ra bởi HPV, chúng có thể lan ra nhanh chóng trên mặt do những hoạt động như cạo râu.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục, hay sùi mào gà, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục HPV. Chúng xuất hiện giống như cục súp lơ ở vùng sinh dục và có thể gây đau và khó chịu.
Mụn cóc Mosaic
Mụn cóc Mosaic là một nhóm mụn hình chỉ xuất hiện trong một khu vực nhỏ. Chúng thường xuất hiện khi mụn cóc hình chỉ không được điều trị và lan rộng thành cụm mụn cóc.
Mụn cóc ở miệng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên môi, lưỡi, miệng và nướu. Chúng có thể xuất hiện ở dạng thương tổn đơn lẻ hoặc như một đám mụn và có thể gây khó chịu khi ăn hoặc nuốt. Mụn cóc miệng là nhiễm trùng HPV gây ra do quan hệ tình dục đường miệng. Nguy cơ nhiễm trùng gia tăng cùng với tăng số lượng bạn tình.
Mụn cóc tuy không quá nguy hiểm, đe dọa tính mạng nhưng những triệu chứng khó chịu của nó khiến bệnh nhân vô cùng "khổ tâm", phát sinh tâm lý bực bội, tự ti,.. do đó, đánh bay mụn cóc mọc trên đầu, tay, chân là mong muốn của tất cả bệnh nhân, để thực hiện được điều này bạn cần trao đổi với bác sỹ chuyên khoa da liễu ngay bây giờ.
Phòng tránh lây nhiễm mụn cóc như thế nào?
- Hãy đi dép ở những nơi công cộng như phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng tập thể dục để tránh lây nhiễm vi rút HPV qua lòng bàn chân. Lựa chọn các loại giày thoáng và thay đổi tất thường xuyên để giữ chân luôn được khô ráo, sạch sẽ bởi virus gây bệnh lây qua da nên có thể lây sang người khác và dễ tái phát tại những vùng da khác của bàn chân.
- Thường xuyên rửa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn và tuyệt đối không được sử dụng chung giày dép với người đang bị mụn cóc để tránh nguy cơ lây bệnh.
- Ngâm chân bằng nước muối ấm mỗi buổi tối khoảng 15 đến 20 phút trước khi đi ngủ để bàn chân luôn được sạch sẽ và quá trình điều trị mụn cóc cũng nhanh hơn.
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc mụn cóc gây ngứa không? thì câu trả lời là mụn cóc có thể gây ngứa nhưng còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và cơ địa của mỗi người. Triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cảnh giáo mức độ của bệnh đã ở thể nặng và người bệnh cần phải đi khám và điều trị ngay lập tức. Nhất là khi mụn cóc xuất hiện ở bộ phận sinh dục và gây ngứa thì rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến biến chứng nguy hại như ung thư cổ tử cung ( ở nữ giới) và ung thư dương vật ( ở nam giới).
Mụn cóc gây ngứa hay không ngứa đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt, tinh thần của người bệnh, do đó sớm thăm khám và chữa trị đúng cách là lời khuyên mà các bác sỹ chuyên khoa da liễu Đông Phương dành cho bạn.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể liên hệ tới hotline 0962 299 497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương tại 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Phòng khám đa khoa Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!