Mang thai tuổi vị thành niên ngày càng có xu hướng tăng cao. Việc này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn liên quan đến sinh mạng của em bé tương lai. Nếu bạn băn khoăn không biết nên làm gì khi không may mang thai tuổi vị thành niên. Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây.
Dấu hiệu mang thai ở tuổi vị thành niên
Quyết định sinh conMang thai ở tuổi vị thành niên. Nếu nữ quyết định con thì trẻ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe sau:1. Chăm sóc tiền sản không tốt
Trẻ vị thành niên mang thai không có trợ giúp của bố mẹ sẽ không biết chăm sóc tiền sản. Chăm sóc tiền sản rất quan trọng, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Khám thai thường xuyên sẽ theo dõi sự phát triển của bé, giải quyết biến chứng phát sinh nhanh chóng. Việc bổ sung các vitamin như axit folic rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh (khuyết tật ống thần kinh).
2. Huyết áp cao
Trẻ vị thành niên mang thai có nguy cơ cao bị cao huyết áp. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị tiền sản giật cao. Huyết áp cao, lượng protein dư thừa trong nước tiểu, tay và mặt bị sưng, tổn thương các cơ quan.
3. Sinh non
Thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Nếu bé sinh trước 37 tuần thì được gọi là sinh non. Nếu trẻ có dấu hiệu sinh quá sớm, bác sĩ có thể can thiệp bằng thuốc. Một số trường hợp, trẻ phải chào đời sớm vì sức khỏe của mẹ hoặc bé. Những bé sinh sớm hơn dễ gặp các vấn đề sức khỏe hô hấp, tiêu hóa, thị lực, nhận thức …
4. Sinh con nhẹ cân
Trẻ vị thành niên có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao. Trong trường hợp này, trẻ sinh ra sẽ có cân nặng thấp hơn bình thường, có bé chỉ nặng 1,2-2kg. Những trẻ sinh nhẹ cân cần phải được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh. Con của các “bà mẹ trẻ” cũng có nguy cơ kém phát triển và tử vong cao hơn so với con của các bà mẹ tuổi trưởng thành.
5. Khó sinh
Mẹ trẻ tuổi vị thành niên sẽ rất khó khăn trong khi sinh. Do khung chậu chưa phát triển đầy đủ, phải can thiệp bằng các thủ thuật, phẫu thuật (foóc-xép, giác hút). Sau đẻ dễ có nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn hậu sản. Nguy cơ tử vong mẹ ở lứa tuổi này cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.
6. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Trẻ vị thành niên chưa có biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các bệnh có thể mắc là Chlamydia, HIV, nhiễm trùng tử cung… Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
7. Trầm cảm sau sinh
Trẻ vị thành niên có thai dễ bị trầm cảm sau sinh. Nếu bạn thấy trẻ hay buồn khi đang mang thai hoặc sau khi sinh, hãy động viên tinh thần trẻ. Hoặc đưa trẻ đi tư vấn bác sĩ. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
8. Cảm giác cô đơn
Những đứa trẻ không thể nói với bố mẹ việc mang thai sẽ cảm giác sợ hãi, cô lập. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình hoặc người lớn, trẻ sẽ ít ăn uống, nghỉ ngơi. Và trẻ ít có khả năng thường xuyên đi khám thai trước khi sinh. Vì vậy, mẹ và người thân là người hỗ trợ tinh thần tốt nhất cho trẻ trong thời gian này.
Trẻ mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ luôn cảm giác sợ hãi, cô lập.
Phá thai ở tuổi vị thành niên
Ở lứa tuổi vị thành niên, do còn thiếu các thông tin, nhiều em không biết các dấu hiệu để nhận biết có thai. Khi tìm đến cơ sở y tế thường tuổi thai đã lớn. Nhiều bạn, do mặc cảm, xấu hổ nên thường tìm kiếm dịch vụ phá thai không an toàn. Cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên thủ thuật phá thai ở vị thành niên dễ xảy ra tai biến hơn người trưởng thành. Những ảnh hưởng tâm lý sau phá thai ở tuổi vị thành niên rất nặng nề và kéo dài.
Phá thai ở vị thành niên có thể xảy ra những tai biến:
Choáng là tai biến thường gặp nhất. Thậm chí có thể gây trụy tim mạch, có khi ngừng tim đột ngột dẫn đến tử vong. Bởi tâm lý trẻ căng thẳng, không được tư vấn tốt hoặc do trình độ thủ thuật viên kém… Do sót rau hoặc vô khuẩn không tốt, không uống kháng sinh (do quên, sợ người thân biết) gây viêm niêm mạc tử cung. Có trường hợp có thể gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng máu, phải mổ cắt tử cung và đe doạ tới tính mạng. Nếu nhiễm khuẩn gây viêm tiểu khung, viêm vòi trứng sẽ dẫn đến tắc vòi trứng gây vô sinh.
Lời khuyên bác sĩ khi mang thai ở tuổi vị thành niên
Mang thai ở tuổi vị thanh niên chắc chắn nữ sẽ lựa chọn bỏ thai. Và những tai biến và hậu quả của phá thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Hãy thận trọng trước những chỗ phá thai không an toàn. Để có thông tin chính xác, bạn hãy khám và nhờ bác sĩ ở các bệnh viện lớn tư vấn.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 097.1122.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!