Bà bầu cần lưu ý những gì khi đặt thuốc âm đạo?

Bạn đang mang bầu và có những biểu hiện của tình trạng viêm âm đạo? Bạn lo lắng không biết nên dùng loại thuốc nào để điều trị dứt điểm được căn bênh này. Bạn cần lời khuyên của các bác sĩ phụ khoa. Vậy thì hãy tham khảo bài viết này hoặc gọi tới HOTLINE: 0982.111.497 để được các bác sĩ Đông Phương giải đáp nhé!

Thuốc đặt viêm âm đạo là loại thuốc không thể thiếu đối với mỗi người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Bởi theo thống kê của Bộ y tế nước ta có tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa lên đến 90% trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Vậy khi phụ nữ mang thai sử dụng thuốc đặt âm đạo cần lưu ý những gì? Phương pháp này có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

1. Bật mí các loại thuốc đặt âm đạo cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, thường các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nên sử dụng thuốc vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, và thuốc đặt âm đạo cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc phụ khoa đều không được áp dụng cho bà bầu. Hầu hết, các loại thuốc đặt âm đạo đều có tác dụng tại chỗ nên sẽ không có những ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng điều trị bệnh. Thế nhưng, trước khi điều trị cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, tìm đúng nguyên nhân sau đó bác sĩ mới chỉ định đúng thuốc cho bạn. 

 

thuốc đặt viêm nhiễm phụ khoa

Trong vô vàn những loại thuốc đặt viêm âm đạo trên thị trường nhưng bà bầu nên lựa chọn những loại thuốc dưới đây:

  • - Thuốc đặt Canesten: Đây là thuốc có tác dụng điều trị các trường hợp viêm âm đạo do nấm, do Trichomonas. Ngoài ra, thuốc có thể điều trị trường hợp người bệnh bị xuất tiết âm đạo do nhiễm trùng, điều trị các trường hợp bội nhiễm do các loại vi khuẩn bị nhạy cảm với thành phần Clotrimazole.
  • - Thuốc đặt Polygynax: Trong số các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu thì đây là một loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn tại cổ tử cung do vi khuẩn hoặc tạp khuẩn rất hiệu quả.
  • - Thuốc đặt phụ khoa Mebines: Được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng âm đạo do nấm (Candida); điều trị viêm âm hộ; điều trị hỗ trợ các trường hợp xuất tiết tại âm đạo. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể yên tâm khi dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nếu mắc bệnh.

Ket Noi Voi Bac Si

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt thuốc phụ khoa vào âm đạo

2. Cách dùng thuốc đặt âm đạo cho bà bầu

Thuốc đặt âm đạo chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu sử dụng đúng cách. Ngược lại, việc đặt thuốc sai cách khi mang thai sẽ có thể chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và tử cung gây chảy máu. Do đó, để đảm bảo an toàn và nếu có điều kiện chị em nên nhờ bác sĩ đặt thuốc. Nếu không, hãy cố gắng tuân thủ một số nguyên tắc sau:

+ Rửa sạch âm đạo rồi lau bằng khăn sạch.
+ Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô, chú ý cần cắt ngắn móng tay.
+ Nằm ở tư thế kê cao mông, dùng 2 ngón tay kẹp thuốc đẩy sâu vào âm đạo nhẹ nhàng. Có thể dùng bao cao su để dễ dàng đặt thuốc hơn.
+ Nằm nghỉ ngơi 15 phút rồi mới vận động. Nhưng tốt nhất là nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc không bị chảy ra ngoài.

3. Bà bầu cần lưu ý những gì khi dùng thuốc đặt âm đạo?

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều không thể tùy tiện. Bởi vì thuốc có nhiều thành phần, tính chất có thể tác động trực tiếp đến cơ thể của chúng ta, với thuốc đặt âm đạo cũng thế. Chính vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng.

  • + Tuyệt đối khi chưa được chẩn đoán bệnh, thăm khám tại bệnh viện, phòng khám không được mua thuốc tự điều trị. Không nên dùng thuốc theo kinh nghiệm, cần làm theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị.
  • + Đặt thuốc đúng cách, cách tốt nhất nên đến phòng khám để nhờ đặt thuốc, hoặc có thể nhờ người thân biết đặt thuốc. Hơn nữa, việc đặt thuốc lúc mang thai cũng không hề dễ dàng như người bình thường.
  • + Mẹ bầu không nên quan hệ tình dục khi điều trị với thuốc đặt âm đạo.
  • + Cần đảm bảo việc vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • + Trong khi dùng thuốc nếu có những dấu hiệu kích ứng, dị ứng mức độ nhẹ mẹ bầu có thể tiếp tục dùng thuốc. Nhưng khi có những phản ứng nghiêm trọng cần dừng đặt thuốc và báo nhanh cho bác sĩ điều trị.
  • + Khi điều trị hết một liệu trình thuốc, thai phụ nên đến cơ sở y tế để được tái khám. Nếu bệnh chưa khỏi hẳn sẽ được bác sĩ có những phương pháp điều trị khác cho bạn tốt nhất.

Mong rằng với những nội dung vừa chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về thuốc đặt âm đạo cho bà bầu cũng như những lưu ý khi sử dụng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

  • Đăng bài 2021-10-26 11:58:10
  • Đọc ( 390 )
  • Phân loại:phụ khoa

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các mục liên quan

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Minh Anh

221 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết