Có thể bạn quan tâm:
Bệnh ghẻ có triệu chứng như thế nào ?
Đây là căn bệnh gây ngứa da do kí sinh trùng cái ghẻ mang tên sarcoptes scabiei gây ra. Chúng bám vào bề mặt da rồi chui sâu vào trong để đẻ trứng, gây ngứa dữ dội tại những vùng da này, ngứa nhiều nhất về đêm.
Bệnh ghẻ có khả năng lây lan nhanh chóng. Cảm giác ngứa do ghẻ gây ra khiến người bệnh không thể kiểm soát được việc gãi ngứa từ đó làm chảy máu và tiết dịch trong các bọng ghẻ, tạo cơ hội để bệnh lây lan sang nhiều vùng khác nhau trên cơ thể và lây từ người này qua người khác.
Các triệu chứng của bệnh ghẻ thường xuất hiện khoảng 6 tuần sau khi cái ghẻ tấn công vào da. Những người từng mắc bệnh thì triệu chứng sẽ xuất hiện sớm hơn - khoảng một vài ngày sau khi bị bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh thường gồm ngứa dữ dội và phát ban, nặng hơn vào ban đêm; xuất hiện những vết nhỏ ngoằn ngoèo là hang do ghẻ đào trên da hoặc các mụn nước, u nhỏ nhạt màu...
Với trường hợp bị ghẻ đóng vảy, da sẽ xuất hiện lớp vỏ dày màu xám chứa hàng ngàn con ve và trứng, chúng có thể bị vỡ vụn ra khi chạm vào.
[caption id="attachment_13167" align="aligncenter" width="600"] Bệnh ghẻ ở phụ nữ mang thai có biểu hiện thế nào ?[/caption]
Sự xuất hiện của bệnh ghẻ ở phụ nữ mang thai
Bệnh ghẻ ở phụ nữ mang thai thường trải qua 2 giai đoạn với các dấu hiệu điển hình:
- Giai đoạn đầu: ngứa không thể kiểm soát và thường xuất hiện sau khi lây bệnh khoảng một tuần, ngứa nhiều nhất về đêm.
- Giai đoạn sau: xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo có hình chữ chi với màu trắng xám, độ dài khoảng vài mm và không liên quan đến lớp biểu bì. Phía đầu đường hang có mụn nước 1 – 2mm, đây chính là nơi cư trú của cái ghẻ. Ngoài ra, việc gãi ngứa cũng gây ra các vết xước, vết trợt vấy máu hoặc sẹo thẫm màu.
Thương tổn do ghẻ gây ra với thai phụ thường xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay, một số trường hợp khác có triệu chứng ngứa và phát ban toàn thân. Ban đầu có thể chỉ là một vết đỏ hơi nhô lên gây ngứa nhưng sau đó nhanh chóng hình thành các bọng nước nhỏ trên da.
[el5a1f782fe9626]
Phương pháp điều trị bệnh ghẻ ngứa ở phụ nữ mang thai
Mặc dù đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy bệnh ghẻ ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng các loại thuốc trị ghẻ lại có thể gây ảnh hưởng đến bé. Vì thế thai phụ cần hết sức cẩn trọng trong việc điều trị, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị ghẻ với thai phụ cần căn cứ trên mức độ và tính chất thương tổn để có phác đồ phù hợp. Nguyên tắc điều trị cần tuân thủ đó là phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đủ thời gian như đã chỉ định. Quá trình điều trị cần được tiến hành đồng thời cả người bệnh và người sống cùng để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh. Thuốc được sử dụng điều trị cần bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ và bôi liên tục trong 3 ngày liền sau đó mới tắm giặt thay quần áo.
Ngoài việc dùng thuốc bôi tại chỗ thai phụ cũng cần sử dụng thêm một số loại thuốc toàn thân khác như kháng histamin hoặc vitamin B, C… nhưng phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù việc gãi ngứa rất khó kiểm soát nhưng thai phụ cũng nên cố gắng tránh cài gãi mạnh làm trầy xước, lây lan sang các vùng da khác.
Những cơn ngứa do bệnh ghẻ gây ra kết hợp cùng sự sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang thai thai phụ dễ rơi vào trạng thái bức bối, khó chịu, buồn bã hoặc trầm cảm... Những điều này dễ gây ra cảm giác chán ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Từ những hệ lụy trên, chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương khuyên nếu chẳng may bị mắc bệnh ghẻ ở phụ nữ mang thai, hãy sớm gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị đúng hướng, tránh để bệnh kéo dài ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn da liễu thông qua khung CHAT xuất hiện trên website hoặc qua hotline 0972.666.497 để được giải đáp cụ thể.
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
[el5a1f688c17f5a]
441 Nhóm bài