Bệnh ghẻ nước ở trẻ em chữa bằng cách nào?

"Bệnh ghẻ nước ở trẻ em chữa bằng cách nào ạ? Bé nhà em được 3 tuổi, cháu rất hay bị ghẻ nước, có khi sẹo cũ chưa hết lại đã bị tái ghẻ. Em đã cho con tắm đủ loại lá, khám đủ bệnh viện từ công lập đến tư nhân rồi nhưng chỉ đỡ được một thời gian là bị lại. Biết phòng khám Đông Phương có chữa ghẻ bằng thuốc Đông y, em muốn được bác tư vấn và cho con qua khám ạ". (Ngọc Viên - Hà Đông)

Tìm hiểu thêm:

[caption id="attachment_19207" align="aligncenter" width="600"]Benh Ghe Nuoc O Tre Em (4)Bệnh ghẻ nước ở trẻ chữa bằng cách nào?[/caption]

Bệnh ghẻ nước ở trẻ em là gì?

Bệnh ghẻ nước là bệnh nhiễm trùng ngoài da do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis gây ra. Ký sinh trùng này đào hang ở lớp sừng sau đó đẻ trứng, vào 20 ngày sau ký sinh trùng ghẻ trưởng thành.

Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Làn da còn mỏng manh, nhạy cảm nên rất dễ bị loại ký sinh trùng này xâm nhập. Bệnh ghẻ nước ở trẻ nhỏ thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa nhiều hoặc mùa đông. Vì còn nhỏ, trẻ chưa ý thức được nên sẽ có hành động gãi theo bản năng. Hành động này có thể gây ra những tổn thương không đáng có, làm chảy máu, thậm chí gây tình trạng ghẻ bội nhiễm.

Triệu chứng bệnh ghẻ nước

Triệu chứng bệnh ghẻ nước bắt đầu xuất hiện khi cái ghẻ xâm nhập vào da khoảng 2-3 tuần. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng là sự xuất hiện của các cơn ngứa dữ dội vào ban đêm, vì đây là thời điểm cái ghẻ đào hàng và đẻ trứng

Ngoài ra, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu khác như:

  • Mụn nước nằm rải rác ở vùng da mỏng
  • Các vết xước, đỏ da, vảy da hoặc dát thâm, mụn mủ trên da
  • Trên da có các đường hầm do cái ghẻ dài 3-5mm, chủ yếu là mụn nước nhỏ, dùng kim chích vào có thể tiết dịch.
  • Các đường hầm này thường có ở nếp gấp cổ tay, đường chỉ lòng bàn tay, kẽ ngón tay, vùng kín
  • Vết ngứa, vết chà xát do ghẻ có thể gây ra bội nhiễm chàm hóa trên da

[caption id="attachment_19203" align="aligncenter" width="600"]Benh Ghe Nuoc O Tre Em (3)Triệu chứng ghẻ nước[/caption]

Một số đặc điểm nhận dạng cái ghẻ

Cái ghẻ có hình bầu dục, kích thước khoảng 0,25 mm, rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu nhìn thấy cũng chỉ thấy nó như một điểm trắng di động, có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn.

Cái ghẻ thường ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, ban đêm thì đào hang còn ban ngày đẻ trứng, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, 72-96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5-6 lần lột xác (trong vòng 20-25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành, rồi bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.

Chu kỳ toàn bộ cuộc sống cái ghẻ ở thượng bị kéo dài 30 ngày và có khoảng <10% trứng đậu thành cái ghẻ trưởng thành.

Bệnh ghẻ nước không nguy hại đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, do cái ghẻ sinh sản nhiều về ban đêm gây ra tình trạng ngứa kẽ ngón tay dữ dội, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng nổi mụn nước ở kẽ ngón tay, ngón chân và sẹo thâm do gãi ngứa chảy máu gây mất thẩm mỹ, gây cảm giác tự ti.

Cách chữa ghẻ nước từ dân gian

Một số bài thuốc trị ghẻ từ dân gian có thể áp dụng tại nhà có thể tham khảo:

Dùng lá khế

Lá khế là một trong những loại lá lành tính, được nhiều người sử dụng tắm khi mắc các bệnh về da. Bởi, trong lá chứa nhiều flavonoid, tanin, saponosid, acid hữu cơ,... chống viêm hiệu quả, còn ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn rất tốt

Cách 1: Tắm lá khế

  • Bước 1: Hái một nắm lá khế và rửa sạch.
  • Bước 2: Nấu chung với 3 lít nước.
  • Bước 3: Cho một ít muối vào nồi nước khi sôi. Đợi vài phút thì tắt lửa.
  • Bước 4: Đợi nước nguội thì có thể sử dụng để tắm rửa.

Cách 2: Đắp lá khế

  • Bước 1 Chuẩn bị một nhúm lá khế tươi, rửa sạch.
  • Bước 2 Giã nhuyễn lá khế với ít muối và đắp lên trên vùng bị tổn thương.
  • Bước 3 Chờ khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước.

Lá trầu không

Từ thời xa xưa, lá trầu không biết đến có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn rất tốt. Người bị nổi mẩn ngứa, phụ nữ sau sinh được khuyến cáo nên dùng.

Cách 1: Nấu nước lá trầu không

  • Bước 1: Chuẩn bị một lượng lá trầu không vừa đủ, rửa sạch.
  • Bước 2: Thái nhỏ và cho vào nồi nước đun khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Vớt bã và đợi nước ấm trước khi sử dụng

Cách 2: Kết hợp với các nguyên liệu khác

  • Bước 1: Chuẩn bị 60g lá trầu không, 120g vỏ cây nhãn, 20g đường phèn, rửa sạch.
  • Bước 2: Cho vào nồi và nấu chung với 400ml nước.
  • Bước 3: Nấu cho đến khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp, cho vào chai thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Bước 4: Thoa lên vùng da bị thương 1-2 lần/ngày.

[caption id="attachment_19204" align="aligncenter" width="600"]Benh Ghe Nuoc O Tre Em (5)Dùng lá trầu không chữa bệnh ghẻ nước[/caption]

Nước muối

Cách 1: Vệ sinh vùng da bị ghẻ bằng nước muối

  • Dùng 200g muối hòa tan vào 1 lít nước
  • Lấy nước này lau thật kỹ vào chỗ ghẻ ngứa sẽ giúp cải thiện tình trạng ghẻ lở. Hoặc bạn cũng có thể ngâm vùng da bị ghẻ vào nước muối từ 15 – 20 phút.
  • Thực hiện ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Tắm nước muối pha loãng

  • Lấy một ít muối hòa tan vào nước ấm
  • Dùng nước muối pha loãng để tắm mỗi ngày nhất là những lúc đang ngứa.

Lá bạch đàn

Trong Đông y, bạch đàn được đánh giá là cây thuốc có tác dụng thống huyết, điều khí, giúp giải nhiệt và giảm đau hiệu quả. Theo Tây y, trong thành phần của lá bạch đàn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh – hoạt chất flavonoid có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng

Cách 1:

  • Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá bạch đàn, đem đi rửa cho sạch bụi bẩn và phơi khô ráo.
  • Cho phần lá này vào nồi đun, trước đó bạn nên vò nát để tinh dầu được thoát ra nhiều hơn.
  • Đun nước trong lửa vừa trong khoảng 30 phút, đến khi có mùi thơm nồng thì tắt bếp.
  • Bạn dùng phần nước lá bạch đàn để tắm, hoặc lau rửa tại vùng da bị ghẻ, kiên trì trong 2 – 3 tuần sẽ thấy những hiệu quả rõ rệt.

Cách 2:

  • Bạn sử dụng lá bạch đàn tươi, liều lượng phù hợp
  • Sau khi rửa lá bạch đàn sạch,  đem lá cây giã nát cùng với lượng muối nhỏ.
  • Bạn dùng bã của lá bạch đàn chà lên vùng da bị ghẻ và dùng gạc cố định trong vòng 20 – 30 phút.
  • Sau đó bạn rửa tay lại với nước ấm, áp dụng cách này trong 2 tuần để vi trùng ghẻ được tiêu diệt hoàn toàn.

Các phương pháp chữa bệnh ghẻ nước ở trẻ em 

Phòng khám Da Liễu Đông Phương được biết đến là địa chỉ chữa bệnh da liễu uy tín số 1 trong việc điều trị các bệnh da liễu và bệnh xã hội. Hàng năm phòng khám tiếp nhận và điều trị cho hàng nghìn trường hợp mắc tình trạng ghẻ, đặc biệt là ghẻ bội nhiễm. Hiện tại, phòng khám đang áp dụng 2 phương pháp điều trị ghẻ chính là Tây y và Đông y.

Điều trị bệnh ghẻ nước ở trẻ em bằng Tây YThuốc trị bệnh ghẻ ngứa Lindane

Hiện nay, cách chữa ghẻ nước ở trẻ em được nhiều ông bố bà mẹ sử dụng đó là thuốc bôi. Trong đó có thuốc trị bệnh ghẻ ngứa Lindane. Đây là thuốc bôi ngoài da, có hiệu quả nhanh, sử dụng từ 8 - 12 giờ.

Mẹ nên bôi thuốc cho con từ cổ xuống chân. Sau đó rửa sạch và cho bé tắm bằng nước ấm. Liều lượng dùng thuốc là 2 lần/tuần. Tránh sử dụng quá liều sẽ gây ra những hậu quả khó lường bởi thuốc này có chứa những thành phần khá độc cho hệ thần kinh.

Do đó, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà chỉ định có sử dụng loại thuốc này hay không. Ngoài ra, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị co giật hoặc rối loạn thần kinh được khuyến cáo không nên dùng thuốc này.

Thuốc bôi trị ghẻ nước Permethrin cream (Acticin)

Trong các loại thuốc trị ghẻ, thuốc bôi Permethrin cream chứa ít độc tính nhất. Nên bác sĩ thường kê đơn để trị ghẻ nước ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Đây là loại thuốc có khả năng diệt trừ sự sinh sôi, phát triển gây bệnh của con cái ghẻ. Sử dụng thuốc lên vùng da bị ghẻ của trẻ, để từ 8 - 12 giờ cho thuốc ngấm. Sau đó cho trẻ tắm sạch lại bằng nước ấm.

Ivermectin

Có hiệu quả cao trong điều trị bệnh ghẻ, đặc biệt là ghẻ Na-Uy, ghẻ kháng trị. Liều dùng khuyến cáo là 200µg/kg/liều x 01 liều duy nhất. Ở đối tượng ghẻ nặng, hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, có thể lặp lại sau 07 ngày, 14 ngày. Phối hợp cùng các loại thuốc bôi khác. Lưu ý không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và trẻ dưới 15kg.

Các loại thuốc khác

  • Kem Permethrin 5%

An toàn, hiệu quả, nhược điểm thuốc khá đắt. Bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương sau tắm khoảng 8h, 01 tuần sau bôi nhắc lại; thuốc an toàn cho trẻ nhỏ trên 2 tháng tuổi.

  • Thuốc xịt trị ghẻ Spregal

Thuốc an toàn cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, tuy nhiên khá đắt tiền.

  • Dung dịch hoặc kem Crotamiton 10%

Thường bôi lên vùng da tổn thương sau khi tắm 24 giờ, lặp lại 3 – 5 ngày, ưu điểm của thuốc là giảm triệu chứng ngứa.

  • Kem hoặc nhũ dịch Benzoat benzyl 25%

Thường bôi lên vùng da tổn thương sau tắm 24 giờ, lặp lại trong 2 ngày liên tiếp, thuốc cần thận trọng ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

  • Mỡ lưu huỳnh 2 – 10%

Bôi vào buổi tối, lặp lại trong 3 ngày liên tiếp, ưu điểm an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

  • Dung dịch Diethylphtalat (DEP)

Thường bôi khoảng 2 – 3 lần/ ngày, tránh dùng cho trẻ nhỏ

Điều trị triệu chứng: Chủ yếu là các thuốc điều trị ngứa: các thuốc thường dùng chủ yếu là các thuốc kháng histamin gây buồn ngủ như chlorpheniramin. thoa kem Steroid, thuốc mềm da,…

Điều trị bệnh ghẻ nước ở trẻ em bằng Đông Y

Sử dụng thuốc Đông Y lành tính

  • Ngâm tắm rửa vùng da đang bị cái ghẻ đào rãnh gây ngứa ngáy bằng thảo dược. Các bài thuốc gia truyền sẽ khiến bạn hết ngứa, giảm nốt sần sùi trên da và khôi phục tổn thương nhanh chóng.
  • Cung cấp dinh dưỡng, tái tạo tế bào da từ các thuốc thảo dược kết hợp với xông hơi sục khí từ công nghệ Nano siêu vi.

Hiệu quả điều trị từ phác đồ Đông Tây Y Kết hợp

  • Chấm dứt nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây lên.
  • Diệt cái ghẻ đang đào hang và ký sinh ở hạ bì tối đa.
  • Phục hồi lớp biểu bì bị tổn thương
  • Ngăn ngừa tái phát trở lại.

[caption id="attachment_19205" align="aligncenter" width="600"]Benh Ghe Nuoc O Tre EmHình ảnh con Cái ghẻ[/caption]

Hiện tại, phòng khám Da Liễu Đông Phương đang áp dụng nhiều ưu đãi, cụ thể như:

Gói khám da liễu với giá 180 nghìn ( giá gốc 490 nghìn) 

– Khám lâm sàng

– Đo huyết áp

– Xét nghiệm chụp CT da

– Xét nghiệm vi sinh tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm

– Xét nghiệm máu thường quy

– Xét nghiệm đường máu

Bạn Viên thân mến: Vì cháu còn nhỏ tuổi, tình trạng bệnh ghẻ nước ở trẻ em cũng đã lâu, việc khám và điều trị dứt điểm là vô cùng cấp thiết. Tránh trường hợp để bệnh ghẻ tái phát gây bội nhiễm, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ có thể tham khảo địa chỉ chữa bệnh da liễu uy tín ở Hà Nội tại đây.

Mọi thắc mắc về bệnh da liễu các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe!

  • Đăng bài 2023-05-15 13:47:58
  • Đọc ( 417 )
  • Phân loại:khoa da liễu

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các mục liên quan

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
nguyenhoa18

441 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết