Bệnh viêm da tay có thể xảy ra với bất kì ai, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Vậy làm sao để nhận biết được căn bệnh này?
Xem thêm
- Viêm da cơ địa có di truyền không
- Viêm da dị ứng uống thuốc gì
Tại sao bị viêm da tay?
Đến
nay nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tay tuy chưa xác định chính xác được
nhưng các yếu tố như: phản ứng miễn dịch của cơ thể, di truyển, stổn thương trực
tiếp trên da được xem tác nhân chính góp phần hình thành căn bệnh này.
Những yếu tố kích thích viêm da tay bùng phát mạnh mẽ chủ yếu gồm: dung môi, nước, chất tẩy rửa, kiềm, acid... Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết quá lạnh hay quá nóng, sự cào gãi cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi da tay bị viêm nhiễm, lớp sừng bên ngoài bị phá vỡ, lipid bị loại bỏ, chức năng hàng rào bảo vệ của da bị rối loạn. Da bị mất nước và viêm sẽ nên cũng bị rối loạn các chức năng và mất đi sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến bệnh hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Có những loại viêm da tay nào?
Chuyên gia da liễu cho biết có rất nhiều dạng bệnh viêm da dị ứng ở tay trong đó chủ yếu có thể phân thành các nhóm như sau:
- Viêm da tay cơ địa
Đây là căn bệnh hình thành và phát triển dựa trên việc cơ địa suy yếu chức năng hàng rào bảo vệ của da và khởi phát khi tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Chúng có thể lan đến mu và gan bàn tay, bàn chân, mặt gập duổi khuỷu... và điều trị tương đối khó khăn.
- Viêm da dạng đồng tiền
Xu hướng phát triển của căn bệnh này chủ yếu diễn ra ở mặt lưng của bàn tay và ngón tay. Thương tổn do viêm da tạo thành những mảng có giới hạn rõ với vùng da thường và có thể không ảnh hưởng tới những vùng da lành khác trên cơ thể
- Viêm da bàn tay mụn nước
Xuất hiện ban đầu là những mụn nước rất ngứa trong gan bàn tay và mặt bên của các ngón tay, bàn tay. Một số trường hợp có thể xảy ra ở bàn chân gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
- Viêm da bàn tay dày sừng
Hiện tượng viêm da lòng bàn tay này là giai đoạn mãn tính với dấu hiệu khô da mà không có biểu hiện viêm lâm sàng. Thương tổn trên da tương tự như vảy nến lòng bàn tay nhưng ít có giới hạn rõ hơn và ít đỏ hơn nên cần phân biệt để tránh điều trị nhầm bệnh.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng rất dễ nhầm lẫn với những dạng viêm da bàn tay cơ địa khác và viêm da tiếp xúc kích ứng. Người bệnh nên lưu ý, với căn bệnh này, tình trạng viêm nhiễm diễn ra không theo bất kì quy luật nào và các thương tổn phân bố không đối xứng, quan sát phần bờ của tổn thương có giới hạn rõ với vùng da xung quanh.
- Viêm da dạng mụn nước – vảy tái phát mạn tính.
Chủ yếu xuất hiện ở ngón tay và lòng bàn tay. Nhanh chóng nứt kẽ và bong vảy sau đó diễn tiến thành những đợt viêm cấp ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng
Thương tổn xuất hiện nhiều nhất ở bàn tay khi tiếp xúc lặp lại với chất kích thích ở mức độ thấp. Khởi phát sớm ở kẽ ngón tay sau đó có thể lây lan sang các ngón tay, cổ tay, mặt lưng bàn tay.
Bệnh viêm da tay không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng vi khuẩn dẫn đến vảy tiết, có mụn mủ gây đau nhức. Đặc biệt, trường hợp bệnh xuất hiện ở đầu ngón còn có nguy cơ làm biến dạng móng tay vừa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vừa gây đau đớn và mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin.
Xuất phát từ những hệ lụy này người bệnh cần sớm nhận biết sự xuất hiện của viêm da tay để điều trị kịp thời theo phác đồ đúng hướng của bác sĩ chuyên khoa thì mới có thể loại bỏ bệnh và ngăn chặn những tác động nguy hại do bệnh gây ra.
Phòng khám đông phương chúc bạn sức khỏe!
45 Nhóm bài