Ung thư phổi chỉ chiếm 12% trong
các loại bệnh ung thư, song tỷ lệ tỷ vong lại rất cao lên đến 28%. Đặc biệt, với
bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong từ 6 tháng – 1 năm là 90%.
Những con số tử vong rất cao liên quan đến ung thư phổi và nguyên nhân chủ yếu
là do hút thuốc lá.
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng hơn 900 nghìn nam giới và hơn 400 nghìn nữ giới tử vong do ung thư phổi. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do ung thư phổ chiếm 1/3 số ca tử vong vào năm 2016. Tại Bắc Mỹ, có tới 45% bệnh nhân ung thư phổi là nữ giới và tỷ lệ tử vong do bệnh lý này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Số lượng bệnh nhân tử vong do ung thư phổ trên thế giới bằng số lượng bệnh nhân tử vong do ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại.
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng đầu bảng trong danh sách 10 loại ung thư phổ biến ở cả 2 giới. Theo con số thống kê năm 2013, tỷ lệ người mắc bệnh đã tăng lên 4 lần với hơn 20 nghìn người mắc bệnh, trong đó có đến 17 nghìn người đã tử vong.
Theo các chuyên gia hút thuốc lá yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi, kể cả hút thuốc lá chủ động lẫn thụ động. Khoảng 90% số lượng ca ung thu phổ đến từ việc hút thuốc lá và những người hút 40 bao trong vòng 1 năm có nguy cơ bị ung thư cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc.
Hút thuốc lá không chỉ làm tổn thương phổi, tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, mà thuốc lá còn gây ra rất nhiều tác hại đến các bộ phận khác của cơ thể. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ít nhất 13 bệnh ung thư khác bao gồm ung thư thanh quản (hộp thoại), thực quản, miệng và họng (họng), bàng quang, tuyến tụy, thận, gan, dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, buồng trứng, mũi và viêm xoang, và một số loại bệnh bạch cầu. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.