Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên. Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp và có khả năng lây lan nhanh chóng.

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên. Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp và có khả năng lây lan nhanh chóng.

Xem thêm

- Trị bệnh ghẻ bằng lá trầu không

- Ghẻ và lở bộ phận sinh dục nam

attachments-2018-07-n4shy0O55b39db293ddf

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ

- Triệu chứng lâm sàng

+ Thời gian ủ bệnh thường vào khoảng 2 – 40 ngày nhưng trung bình thường là 10 - 15 ngày.

+ Thương tốn có dạng luống ghẻ và mụn nước

Các mụn nước do ghẻ có kích thước nhỏ, nằm rải rác trên bề mặt da, nếu chưa bội nhiễm chúng trong như hạt ngọc, nhỏ bằng hạt tấm, không mọc thành chùm, chủ yếu có vùng da non.

+ Cái ghẻ đào hang tạo nên 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi với chiều dài 2-3 cm, có gờ cao hơn mặt da với màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da; đầu đường hang có mụn nước đường kính 1-2 mm là nơi cư trú của cái ghẻ.

+ Thương tổn thứ phát chủ yếu do gãi ngứa gây ra: xước da, trợt, sẩn, vảy tiết, mụn nước hoặc mụn mủ, chốc nhọt...

- Triệu chứng cơ năng

+ Bùng phát cơn ngứa dữ dội vào ban đêm bởi đây là thời điểm cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da đồng thời tiết ra độc tố khi đào hang. Người bệnh khó kiểm soát gãi ngứa nên dễ bị nhiễm khuẩn, sốt...

+ Lần đâu tiên bị ghẻ trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa nên một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà chưa thấy ngứa nên chưa nhận biết được sự xuất hiện của bệnh.

+ Những người bị tái nhiễm ghẻ thì ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da đã gây ra cảm giác ngứa dữ dội.

+ Thương tổn chủ yếu tồn tại ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay, ngấn cổ tay, mu tay, 2 chân, quanh rốn, bờ trước nách, mông. Nếu nam giới bị ghẻ thường có tổn thương ở qui đầu và thân dương vật. Nhiều phụ nữ còn bị ghẻ ở núm vú. Với trẻ em, ghẻ dễ có ở gót chân, lòng bàn chân chứ ít khi có ở đầu mặt.

Ghẻ là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng với người bệnh. Vì thế để tránh tình trạng bệnh lây thành dịch cho cộng đồng cần cách ly người bệnh, điều trị dứt điểm để ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát. Thêm vào đó, những cơn ngứa do ghẻ gây ra sẽ khiến người bệnh mất ngủ, sức khỏe giảm sút. Tình trạng bội nhiễm da do gãi ngứa sẽ gây ra nhiều bệnh lí nguy hiểm về da. Điều trị ghẻ bởi vậy cần thực hiện nhanh chóng và dứt điểm.


  • Đăng bài 2017-08-11 16:48:27
  • Đọc ( 423 )
  • Phân loại:khoa da liễu

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Linh Lã

45 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết