Bệnh bạch biến có lây nhiễm không?

Bạch biến là một bệnh ngoài da khá phổ biến với biểu hiện là những nốt chấm hoặc đám da màu trắng bạch, không đau và không ngứa. Vậy nó có lây nhiễm không?

Bạch biến là một bệnh ngoài da khá phổ biến với biểu hiện là những nốt chấm hoặc đám da màu trắng bạch, không đau và  không ngứa. Vậy nó có bạch biến có lây nhiễm không?

Xem thêm

- Bệnh bạch biến kiêng ăn gì

- Cách điều trị bạch biến bằng đông y


Thế nào là bạch biến?

attachments-2018-07-lH9Ophzk5b39ce55cfa2

Bạch biến là hiện tượng tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy khiến da mất đi lớp sắc tố melamin, do đó vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng. Bệnh đặc trưng bởi những đốm hoặc đám tròn mất sắc tố, tạo giới hạn rõ rệt với vùng da lành. Rìa thương tổn có màu sắc sẫm hơn, chủ yếu  xuất hiện đối xứng hai bên cơ thể. Tại vùng da mắc bệnh sắc tố bị mất nên da có màu trắng đều, đôi khi có hiện tượng xuất hiện chấm màu nâu trên nền trắng.

Bệnh bạch biến có lây nhiễm không?

Bệnh bạch biến có lây không?

Đây là căn bệnh có tính chất di truyền. Thống kê y tế cho thấy có khoảng 30% người bệnh có người trong gia đình cũng bị bệnh bạch biến. Vì thế khi bố hoặc mẹ bị bệnh bạch biến thì nguy cơ bị ở thế hệ sau cũng sẽ cao hơn.

Người bị bệnh bạch biến nếu không được xử lý kịp thời sẽ lan rộng ra khắp người nhưng căn bệnh này không lây từ người bệnh sang người lành. Bởi vậy không nên kì thị với người bệnh bởi điều này khiến họ càng mệt mỏi, bệnh dễ nặng hơn.

Các tác hại của bệnh bạch biến

Tuy không truyền nhiễm, không đe dọa tính mạng nhưng bệnh bạch biến làm người bệnh mặc cảm, thiếu tự tin và ngại giao tiếp. Mặt khác, bệnh có thể kết hợp với một số bệnh khác như đái đường, các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh của chất tạo keo, bệnh tuyến giáp… Nguời mắc tiểu đường do bạch biến sinh ra chiếm tỷ lệ 1:71 so với các nguyên nhân khác.

Không những thế, bạch biến còn kèm theo các bệnh khác như cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp trạng, viêm khớp dạng thấp, thiếu máu ác tính… Đặc biệt, bị bạch biến ở đầu mặt sẽ dễ kèm theo các bệnh về răng.

Về lâm sàng người bệnh u hắc tố ác tính phát sinh bạch biến tương đối thường gặp. Trường hợp này thì u hắc tố có trước, bạch biến có sau. Ở giai đoạn bạch biến phát triển và tán phát sẽ dẫn đến rụng tóc.

Bạch biến không làm bạn cảm thấy bị đau nhức hay ngứa ngáy khó chịu, nhưng lại làm mất đi tính tính thẩm trên cơ thể, và sự xuất hiện của bạch biến làm mọi người sợ hãi, kỳ thị. Đặc biệt với những người có làn da sẫm màu, khi đó các mảng trắng gây chú ý nhiều hơn.

Người bị bạch biến tức làn da bị mất một số sắc tố, và cũng là nguyên nhân gây cho vùng da này trở nên yếu hơn các cùng da khác, bởi vậy cần phải tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Bên cạnh đó, việc hạn chế bị tổn thương mới cũng cần thiết bởi nhiều khả năng là tổn thương mới này cũng bị bạch biến.

Khi nghi ngờ mắc bạch biến, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Phòng khám đa khoa Đông Phương chúc bạn sức khỏe !


  • Đăng bài 2017-08-12 16:21:42
  • Đọc ( 439 )
  • Phân loại:khoa da liễu

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Hoa Kim

45 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết