Sốc phản vệ do nhổ răng – bệnh nhân thoát chết trong gang tấc

Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, thuộc BV Bạch Mai vừa cứu sống 1 trường hợp bị sốc phản vệ nguy kịch thông qua kỹ thuật ECMO.

Có thể nói, đây là ca bệnh hiếm gặp – là dạng phản vệ nguy kịch với biến chứng rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn đồng thời suy đa tạng được điều trị thành công bằng kỹ thuật ECMO.

Bệnh nhân là nữ, 36 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Bệnh nhân được gây tê Lidocaine 2% với mục đích nhổ răng, sau nhổ răng 10 phút xuất hiện mẩn ngứa, mệt thỉu, khó thở, lơ mơ. Bệnh nhân đã được chẩn đoán phản vệ với lidocaine và xử trí bằng tiêm bắp adrenalin 0,5 mg/ lần. Sau 10 phút bệnh nhân lại xuất khó thở mệt nhiều và tiêm adrenaline nhắc lại khoảng 20 lần, khi trên đường chuyển đến bệnh viện địa phương.

Tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân tỉnh, Glasgow 15 điểm, khó thở, tím môi và đầu chi, phổi nhiều ran ẩm, được truyền adrenalin tĩnh mạch liên tục và tăng liều, huyết áp không đo được, nhịp tim 160 lần/phút, nhịp xoang đều.

Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, solumedrol 80 mg tiêm tĩnh mạch chậm, dimedrol 40 mg tiêm bắp.

Tại BV Bạch Mai, BS. Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực cho biết, bệnh nhân tỉnh chậm, thở máy qua nội khí quản, huyết áp 85/40mmHg (adrenaline 1,4 mcg/kg), mạch 135l/phút, tím môi và đầu chi, SPO2 94%, CVP 27 mmHg, gan to 3cm dưới bờ sườn, siêu âm tim thấy giảm vận động đồng đều các thành tim, EF 12%, hở van hai lá, áp lực động mạch phổi 35 mmHg. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy tràn khí màng phổi trái...

Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có tình trạng phản vệ nguy kịch có biến chứng suy đa tạng. Do đó đã tiến hành xử trí: thở máy PEEP 5 CmH2O, VT 400 ml, FiO2 100%, duy trì adrenaline và giảm dần liều, furosemide, lọc máu liên tục

Phản vệ hiếm gặp trong gây tê nhưng tỉ lệ tử vong cao

Đánh giá về ca bệnh này, BS. Thạch cho biết: Ngay khi phát hiện phản vệ bệnh nhân đã được xử trí cấp cứu bằng adrenalin tiêm bắp 20 lần và truyền tĩnh mạch liên tục, prednisolone nhưng không cải thiện. Bệnh nhân có suy hô hấp và ngừng tuần hoàn 3 lần, đã được thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục. Sau khởi phát 10 giờ, xuất hiện ngừng tuần hoán do rung thất, đã được sốc điện 2 lần, tiến hành V-A ECMO. Bệnh nhân cai và rút được ECMO sau 6 ngày và rút nội khí quản thành công 1 ngày sau đó.

'ECMO là một biện pháp được chỉ định trong các suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp tính không đáp ứng với các biện pháp hồi sức tích cực khác Vai trò của ECMO là đảm bảo tưới máu tạng, cung cấp oxy cho mô và đào thải khí carbonic. Có thể nói đó là hiện tượng phản vệ nguy kịch do Lidocaine có biến chứng ngừng tuần hoàn, suy đa tạng hi hữu được điều trị thành công bằng kỹ thuật ECMO'- BS. Thạch cho biết thêm.

Cũng theo các bác sĩ, phản vệ là một tình trạng nặng đe dọa tính mạng nhưng hiếm gặp trong quá trình gây tê (tần suất 1/6000), tỉ lệ tử vong cao khoảng 5%. Các rối loạn và mức độ nặng của phản vệ tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể, liều dị nguyên và thời gian tiếp xúc dị nguyên… Tuy nhiên nếu không có các cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

  • Đăng bài 2017-08-17 17:20:51
  • Đọc ( 476 )

Bài viết có thể bạn quan tâm

Các mục liên quan

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Ngọc Diệp

Em cô giáo Thảo

45 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết