Nhận biết dấu hiệu bệnh nấm móng

Nấm móng là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém, ẩm ướt.

Nấm móng là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém, ẩm ướt. Vậy dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của nấm móng là gì? Cách điều trị nấm móng như thế nào, hãy cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia Phòng khám đông phương tìm hiểu trong bài viết này. 

Xem thêm

- Nấm móng có chữa được không

- Thuốc trị nấm móng hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của nấm móng

attachments-2018-06-cspiG0Wv5b306d297f93

- Dấu hiệu theo loại

+ Nấm móng do vi nấm trichophyton:

Dấu hiệu bên ngoài như: móng dày hơn, có những nếp gấp ly trên bề mặt móng, màu móng cũng trở nên trắng đục và trở nên nông hơn. Thời điểm tổn thương nặng hơn thì các chấm trắng xuất hiện gần gốc móng và đôi khi là toàn bộ móng bị thương tổn hoàn toàn.

+ Nấm móng do vi nấm candida:

Vùng móng trở nên đỏ ửng và đau hơn, có thể có dịch tiết xuất hiện. Có thể xuất hiện một số dấu hiệu nặng hơn như viêm gốc móng, tổn thương phì đại móng, móng trở nên sần sùi và có dạng sọc… Tệ hơn nữa là toàn bộ móng bị hủy hoại hoàn toàn.

- Dấu hiệu nấm móng chung điển hình

+ Bệnh nấm móng có thể bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay hoặc móng chân.

+ Ban đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng nhưng không được xử lý sau đó dần dần lan ra nhiều ngón, thời gian lan ra nhiều ngón cũng từ từ.

+ Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do trichophyton) hoặc từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).

+ Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.

+ Khi viêm vùng chân móng sẽ rất đau, sưng đỏ, có mủ và ngứa nhiều vùng quanh móng

+ Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.

Quá trình xâm nhập và tấn công của nấm móng

- Trực tiếp:

Vi nấm xâm nhập trực tiếp ở phần kẽ móng tay hoặc chân khi có điều kiện thuận lợi như làm việc và thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, phòng vệ sinh bẩn, môi trường nước nhiễm bẩn…

- Xâm nhập qua da :

Thông qua các vết xước, vết gãi, vi nấm xâm nhập vào da rồi từ đó lan từ giữa ra xung quanh thành hình tròn với nhiều mụn nước ở ngoài rìa. Tại móng, nấm xâm nhập bắt đầu từ bờ tự do hoặc các bờ bên rồi đi vào mầm móng.

Điều trị nấm móng bằng cách nào?

Thông thường các biện pháp trị liệu truyền thống thường chỉ áp dụng thuốc uống và thuốc bôi để trị liệu nấm móng mà thôi. Các loại thuốc này giúp móng mới không bị bệnh sẽ dần dần thay thế móng cũ. Thường phải uống thuốc từ 6 – 12 tuần nhưng chỉ thấy được kết quả khi móng mới đã mọc đầy đủ. Để loại trừ được bệnh có thể mất từ 4 – 12 tháng. Không dùng thuốc cho người bị bệnh gan, suy tim ứ huyết hoặc người đang dùng một số loại thuốc khác.

Thuốc bôi tại chỗ như econazole nitrate thường không giúp khỏi bệnh nhưng có thể dùng phối hợp với thuốc uống. Sơn móng tay diệt nấm: Ciclopirox (Penlac) thường dùng cho những trường hợp nhiễm nấm nhẹ. Thuốc được bôi lên vùng móng bị bệnh và da xung quanh 1 lần/ngày. Duy trì sau 7 ngày dùng cồn lau sạch những lớp cũ và bôi lớp mới. Có thể phải dùng thuốc trong tới một năm hoặc hơn để loại trừ bệnh. 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng điều trị nấm móng bằng laser một phương pháp hiện đại đang được nhiều cơ sở y tế áp dụng và tại Phòng khám đông phương đã và đang áp dụng phương pháp này và chữa bệnh khỏi cho nhiều người. 

  • Đăng bài 2017-08-19 11:44:46
  • Đọc ( 504 )
  • Phân loại:khoa da liễu

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Linh Lã

45 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết