Vẩy phấn hồng (Gibert) là căn bệnh về da lành tính. Vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện những đám da màu hồng nhạt hình tròn, hay oval. Ở giữa đốm da tổn thương hơi lõm, có màu nhạt và hơi nhăn. Ở ngoài viền thường có vẩy tróc, màu hồng nhạt.
Vảy phấn hồng có để lại sẹo không?
Bệnh vảy phấn hồng có để lại sẹo không?
Khởi phát của bệnh vẩy phấn hồng là một đốm hồng ban lớn từ 2 đến 6 cm nổi trên bề mặt da. Vùng da bị bệnh thường tróc vẩy, xếp như hình vẩy cả. Phần đốm ban sẽ có màu hồng hay xám, nâu đậm, hoặc trắng tùy theo sắc tố da.
Trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau, nhiều đốm hồng ban với kích thước nhỏ hơn sẽ tiếp tục xuất hiện, mọc theo hình cây thông và sau lan rộng khắp người, đôi khi gây ngứa. Thương tổn khu trú chủ yếu ở nửa người trên, mặt và đầu. Nhiều người thường lo lắng về mặt thẩm mỹ, liệu bệnh vẩy phấn hồng có để lại sẹo không.
Bạn có thể yên tâm rằng vảy phấn hồng không để lại sẹo. Với những người có làn da hơi sậm màu thì sau khi rút những vết thâm tăng hoặc giảm sắc tố da sẽ vẫn còn trên cơ thể.
Phân biệt bệnh vảy phấn hồng với một số bệnh khác
– Viêm da dầu :
Tổn thương là dát đỏ ở vùng da dầu như rãnh mũi má, vùng liên bả vai, trước xương ức, bong vảy phấn, bệnh thường tăng lên về mùa đông.
– Nấm da :
Tổn thương là mụn nước thành đám, có xu hướng lành giữa, ngứa nhiều, xét nghiệm soi tìm nấm dương tính.
– Chàm khô :
Bệnh hay gặp ở trẻ em. Tổn thương là các dát giảm sắc tố, giới hạn không rõ ràng, vị trí thường ở vùng da hở như ở hai má, cẳng và cánh tay, ngứa ít.
– Vảy nến thể giọt :
Tổn thương là sẩn nhỏ kích thước 1-2mm, màu đỏ thẫm, sau vài ngày thương tổn xẹp, trên có vảy nâu, khi cạo vảy có dấu hiệu gắn xi.
– Tổn thương đào ban trong bệnh giang mai giai đoạn II :
Bệnh nhân có tiền sử quan hệ với người bị bệnh giang mai. Tổn thương đào ban ở thân minh, không ngứa.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như hạch toàn thân, sẩn hay mảng niêm mạc. Xét nghiệm phản ứng huyết thanh dương tính với xoắn khuẩn giang mai.
Thông thường, nếu đi khám, các bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc chống ngứa, kháng sinh, kháng virus,… Những loại thuốc này chỉ nhằm chống viêm nhiễm cho bạn mà không có tác dụng ngăn ngừa sẹo.
Trên thực tế, bệnh vẩy nến phấn hồng có thể tự khỏi. Việc mà bạn cần làm là đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và chăm sóc cho làn da thật tốt để có thể mau chóng phục hồi sức khỏe.