Kinh nguyệt là một phần trong cuộc sống của chị em phụ nữ. Bất cứ sự thay đổi bất thường nào của kinh nguyệt đều trực tiếp tác động đến sức khỏe phụ khoa của chị em. Vậy kinh nguyệt không đều có gây ảnh hưởng gì không?
Kinh nguyệt không đều có gây ảnh hưởng gì không?
Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không?
Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi nguyên nhân khác nhau mức độ ảnh hưởng mà hiện tượng kinh nguyệt không đều gây ra cũng khác nhau.
* Kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng
đến sức khỏe.
+ Gây
viêm nhiễm phụ khoa: Những ngày trong kỳ
kinh là giai đoạn khá nhạy cảm của cơ thể, vùng kín cũng dễ mắc bệnh hơn bình
thường. Chu kỳ kéo dài khiến cơ thể dễ dàng xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm
như u màng trong tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng....
+ Gây
thiếu máu: Trong những ngày kinh, lượng
máu kinh ra quá nhiều trong thời gian dài không theo quy luật có thể sẽ gây nên
bệnh thiếu máu, cơ thể dễ bị hoa mắt, chóng mặt kèm theo mệt mỏi, cáu gắt, khó
chịu.... Tình trạng kéo dài và trở nặng, có thể gây choáng ngất, tụt huyết
áp...
* Kinh nguyệt không đều gây phiền
toái cho sinh hoạt.
+ Gây bất tiện trong sinh hoạt khi không biết
khi nào có kinh hay kéo dài bao nhiêu ngày.
+ Gây sự bị động trong sinh hoạt chăn gối: Rất khó khăn để tính ngày rụng trứng đối với
những chị em bị kinh nguyệt không đều. Vì vậy mà việc tính ngày sinh hoạt để thụ
thai khó mà đạt được.
* Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản.
Cơ
thể phát triển bình thường, sự ổn định và đều đặn của vòng kinh ảnh hưởng rất
nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Phụ
nữ mới có kinh khoảng 2-3 năm thì kinh nguyệt vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn do
chức năng buồng trứng chưa hoàn thiện, nhưng một thời gian sau sẽ đi vào quy luật
nhất định. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì không nên coi thường vì đây
là dấu hiệu của những bệnh lý có thể gây vô sinh.
Phụ
nữ bị kinh nguyệt không đều sẽ có nguy cơ bị vô sinh cao gấp 1,2 - 1,3 lần những
người có vòng kinh ổn định.
Những
trường hợp dưới đây có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản:
+ Bế kinh: Hiện tượng không có dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt dù đã quá 18 tuổi hoặc
sau khi dứt đợt kinh liên tiếp 6 tháng.
Những
bệnh lý về tuyến yên, buồng trứng, tử cung, vùng não dưới đồi đều dễ dàng gây bế kinh.
+ Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, chu kỳ kinh
kéo dài rõ rệt kèm theo lượng máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều.....
Những
hiện tượng này phần lớn do sự mất cân bằng nội tiết, không toàn vẹn chức năng
hoàng thể hay viêm nội mạc tử cung... dễ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
+ Thống kinh: Hiện tượng đột ngột đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống
đùi, đôi lúc bị đau đầu, cương vú, có khi đau khắp bụng,...
Nguyên
nhân có thể là do tử cung phát triển không bình thường hoặc cơ thể mắc các bệnh
lý lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung...
Bất
cứ một bất thường hay bệnh lý nào đó ở tử cung đều có thể gây nên hậu quả nguy
hiểm, nghiêm trọng nhất là ung thư và vô sinh hiếm muộn.
Vì vậy, khi phát hiện sự bất thường nào, chị em nên đi khám và trao đổi với bác sỹ để có phương án điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ chuyên gia phòng khám đa khoa Đông Phương qua số 0988 111 497
45 Nhóm bài