Thực tế là có một số nghiên cứu cho
thấy mối liên hệ giữa việc thay đổi nội tiết và hiện tượng nhức đầu. Các
hormone progesterone và estrogen điều chỉnh chu kỳ hàng tháng và chúng cũng có
thể là lý do đằng sau những cơn đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu mới nhất của Viện Mayoclinic khẳng định, mức estrogen ổn định có thể cải thiện nhức đầu, ngược lại, mức estrogen suy giảm hoặc cao hơn bình thường đều có thể làm cho tình trạng nhức đầu thêm tồi tệ hơn.
Theo Healthline, estrogen kiểm soát các hóa chất trong não ảnh hưởng đến cảm giác đau nhức đầu. Mức hormone thay đổi vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân hàng đầu là do chu kỳ kinh nguyệt.
Điều này có phổ biến không? Theo các nghiên cứu, có đến 40% phụ nữ bị đau nửa đầu trong chu kỳ đèn đỏ. 60% số còn lại có thể bị đau nhức đầu ít nhất một lần trong đời khi đến ngày. Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra xem liệu nhức đầu có bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ, trong khoảng thời gian "đèn đỏ" hay vào thời gian cuối chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và loại thuốc chữa trị chứng nhức đầu cho bạn hiệu quả nhất.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định bình thường và nhức đầu xuất hiện cùng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bác sĩ cũng có thể gợi ý một số biện pháp dự phòng hoặc cho bạn thuốc uống để ngăn chặn các cơn đau nhức đầu trong tương lai. Nếu các loại thuốc mua tự do không đem lại hiệu quả, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về thuốc chống viêm không steroid.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), chu kỳ kinh nguyệt – nhất là đối với những chị em có chu kỳ đèn đỏ không đều có thể mắc triệu chứng đau nhức đầu trong kỳ kinh nguyệt.
"Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu đáng kể. Do sự thay đổi của estrogen trong chu kỳ kinh, ngoài việc bị đau lưng, trướng bụng, khó chịu trong người… còn bị chứng đau đầu, đau nửa đầu hành hạ", BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung cho hay.
Theo chuyên gia phòng khám Đông Phương, muốn tránh tình trạng đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần bổ sung cho cơ thể một số dưỡng chất giúp tăng cường máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phộng, uống viên sắt, mộc nhĩ, nấm hương… Chị em cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, không thức khuya.