Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho thấy, có hơn 90% dân số mắc các bệnh về răng lợi. Trong đó, 75% bị sâu răng, 90% người trưởng thành viêm lợi và viêm quanh răng. Riêng ở trẻ em 6-8 tuổi, hơn 85% sâu răng nhưng 94% không được điều trị.
Mỗi ngày chúng ta đưa vào khoang miệng vô số đồ ăn đồ uống, chính điều đó đã tạo ra môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Vi khuẩn gây trong khoang miệng không những gây ra các bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… mà còn gây ra các phiền toái khó chịu như đau đớn, ăn uống kém, hôi miệng dẫn đến ngại giao tiếp.
Bệnh sâu răng
Nguyên nhân: Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces). Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose.
Sâu răng là bệnh dễ mắc phải, không hoàn nguyên và chữa trị tốn kém.
Hậu quả: Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng.
Bệnh viêm lợi
Nguyên nhân: Do các vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám cao răng gây nên. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ liên kết giữa các biểu mô, khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo hơn. Các cao răng này có thể tồn tại quanh thân răng và cổ răng nhưng nguy hiểm nhất là cao răng dưới lợi mà bạn không thể quan sát được.
Triệu chứng: Khi bị viêm lợi, lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm theo hôi miệng, làm người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Nếu viêm lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu.
Bệnh viêm nha chu
Nguyên nhân: Viêm nha chu chính là giai đoạn phát triển sau của bệnh viêm lợi. Phần chân răng sẽ sưng to, chảy máu nhiều hơn và phần lợi có xu hướng chuyển sang màu sẫm và tách khỏi hẳn răng. Khi đó, răng sẽ có xu hướng lung lay, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Biện pháp nào điều trị răng miệng hiệu quả
Đầu tiên, cần thiết phải chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày; dùng chỉ tơ nha khoa đúng cách để lấy đi thức ăn, mảng bám trên răng. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế thức ăn nước uống chứa nhiều đường.
Lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần… Bàn chải là ổ tích tụ vi khuẩn do vậy nên thay bàn chải 3-4 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả chải răng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn mỗi lần đánh răng.
Đừng quên rèn luyện thói quen súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày giúp tiêu diệt và ngăn ngừa khả năng phát triển, sinh sôi các hại khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
Chúc bạn ngày mới tràn sức khỏe dồi dào!