Có thể bạn quan tâm:
Tại sao bị mụn cóc dưới bàn chân ?
– Virus xâm nhập qua vết trầy xước
– Dùng nhà tắm công cộng, bơi ở sông hồ hoặc bể bơi công cộng lây nhiễm virus.
– Đi chân trần thường xuyên tại những khu vực mất vệ sinh.
– Bàn chân đổ mồ hôi liên tục và không thoát được độ ẩm
Ra nhiều mồ hôi là một trong các nguyên nhân bị mụn cóc dưới bàn chân
Những mụn cóc dưới bàn chân dễ xuất hiện với mọi độ tuổi đặc biệt là nhóm tuổi từ 15 – 30, phụ nữ thường xuyên cắt tỉa hoặc làm móng. Thống kê y tế cho thấy 10% ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh này vì thường vận động mạnh và dễ bị trầy xước tạo điều kiện thuận lợi để virus dễ dàng xâm nhập vào và gây bệnh.
Nhận biết mụn cóc dưới lòng bàn chân
Những triệu chứng của mụn cóc dưới lòng bàn chân lúc đầu rất dễ nhầm lẫn với các vết chai sạn. Tuy nhiên, điểm khác biệt của chúng là trên bề mặt mụn có các chấm đen nhỏ xíu, nó chính là điểm kết thúc của mao mạch máu. Điều này hoàn toàn không có với các vết chai bàn chân. Vết chai bạn chân giống như sáp nến màu vàng và dễ xuất hiện ở những vùng da chịu tì đè mạnh.
Tùy mức độ và kích thước của mụn mà tổn thương do mụn cơm gây ra ở mọi người có sự khác nhau. Khi chúng lớn dần lên sẽ bám chặt vào sâu bên trong da khiến người bệnh có cảm giác như đang có một cục sỏi ở trong chân, đau đớn, khó đi lại và khó vận động.
Biện pháp loại bỏ mụn cóc dưới bàn chân
Về cơ bản, các mụn cóc dưới bàn chân sẽ ngày càng trở nên to hơn nếu không được điều trị kịp thời. Trong dân gian có rất nhiều biện pháp được lưu truyền có thể loại bỏ mụn cóc nhưng nó chỉ phù hợp với những mụn nhỏ, tính chất sang thương ở mức độ nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn cản trở đến chất lượng cuộc sống và làm người bệnh đau đớn cách tốt nhất là gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị tích cực.
Các biện pháp chủ yếu thường dùng để loại bỏ mụn cóc ở dưới chân gồm:
– Axit salicylic
Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế loại bỏ những mụn cơm từng chút một. Việc sử dụng thuốc còn có thể kích thích khả năng hệ thống miễn dịch để chống lại mụn cóc từ đó ngăn ngừa tình trạng bệnh tái diễn.
– Áp lạnh
Đây là phương pháp sử dụng nitơ lỏng để loại bỏ mụn cóc. Cách làm này sẽ đạt hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với các phương pháp điều trị bằng axit salicylic.
– Tiểu phẫu
Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng kim điện để tiến hành cắt bỏ hoặc phá hủy các mụn cóc
– Điều trị bằng laser
Phương pháp này được giới chuyên môn đánh giá khá cao bởi hiệu quả và tính an toàn mà nó mang lại. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ dùng laser để đóng các mạch máu nhỏ, khiến cho các mô bị nhiễm bệnh bị chết, mụn cóc rụng đi một cách tự nhiên mà không gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
Chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương khuyên người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể phòng ngừa sự xuất hiện của mụn cóc lòng bàn chân bằng cách:
– Đi dép trong phòng tắm hoặc phòng thay đồ công cộng.
– Đi giày dép thoáng khí, thay tất thường xuyên để chân được khô ráo.
– Luôn chú ý vệ sinh da chân sạch sẽ, không dùng chung giày dép với người đang bị mụn cóc.
Mọi thắc mắc về mụn cóc dưới lòng bàn chân bạn có thể TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc liên hệ hotline 0972.666.497 để được chuyên gia giải đáp hoàn toàn miễn phí.
441 Nhóm bài