Bạn biết gì về bệnh nổi mề đay?

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% dân số nước ta mắc phải, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp bạn có hướng xử trí đúng cách khi mắc bệnh và phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh một cách tốt nhất

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% dân số nước ta mắc phải, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tìm hiểu về căn bệnh nổi mề đay sẽ giúp bạn có hướng xử trí đúng cách khi mắc bệnh và phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh một cách tốt nhất.

Nổi mề đay là một phản ứng viêm có cơ chế phức tạp của da do sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Nguyên nhân chính gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định nên với một số trường hợp bệnh nhân việc xác định tác nhân gây bệnh khá dễ dàng nhưng lại có những trường hợp dù đã thực hiện đầy đủ xét nghiệm vẫn rất khó phát hiện. Trên một bệnh nhân không chỉ có một mà có nhiều yếu tố gây bệnh.

attachments-2018-07-055DwWBu5b46fbc5dc02

Triệu chứng bệnh dị ứng nổi mề đay

- Dị ứng nổi mề đay cấp tính

Ở giai đoạn này, bệnh thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, phấn hoa, khói bụi, thuốc, hải sản…, có thể biến mất trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn 1 tuần. Những trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện tình trạng phù mạch làm sưng to cả một vùng da, khiến da căng nhiều hơn ngứa, sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau khớp...

- Dị ứng nổi mề đay mãn tính

Khi quá 8 tuần mà những triệu chứng dị ứng nổi mề đay cấp tính chưa hết thì được xem là mề đay mãn tính. Lúc này, bệnh có những thay đổi phức tạp hơn, triệu chứng cũng đa dạng hơn. Các vết sẩn ngứa có hình tròn, vòng hoặc thành những vết dài ngoằn ngoèo, một số chỗ bị xuất huyết. Đôi chỗ mề đay mẩn ngứa nổi phỏng, xuất hiện mụn nước, nếu gãi ngứa khiến chúng vỡ ra có thể gây bội nhiễm.

Trường hợp nổi mề đay khổng lồ khiến người bệnh không bị ngứa ngáy khủng khiếp nhưng sưng phù, căng tức khắp mặt hoặc cơ quan sinh dục. Thậm chí có người bị bệnh nặng còn có nguy cơ trụy tim mạch cần phải cấp cứu kịp thời để giữ tính mạng.

Điều trị bệnh nổi mề đay như thế nào?

Nguyên tắc chữa trị căn bệnh này là cần tìm ra căn nguyên gây bệnh để loại bỏ chúng đồng thời dùng thuốc điều trị kết hợp với kiêng nước nóng, kiêng gió lạnh, tuân thủ chế độ ăn uống giảm muối, đường và các chất kích thích.

Sử dụng thuốc là cách trị dị ứng nổi mề đay thường dùng nhất hiện nay. Các loại thuốc này bao gồm thuốc bôi và thuốc uống. Thuốc bôi chủ yếu là Mentol 1% hoặc dung dịch Calamine. Thuốc mỡ corticoides ít hiệu quả và có thể gây một số tác dụng phụ nên ít được dùng. Ngoài ra, các loại thuốc uống kháng histamin được chỉ định trong điều trị dị ứng mũi, viêm mũi vận mạch, dùng để phòng ngừa nổi mề đay và điều trị phát ban mề đay, ngứa và các trường hợp dị ứng thuốc.

Để biết cách dùng thuốc khoa học, hãy đến khám và thực hiện theo hướng dẫn từ các bác sĩ phòng khám chuyên khoa da liễu. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà tránh trường hợp dị ứng thuốc hoặc biến chứng nguy hiểm hơn.

  • Đăng bài 2017-07-28 11:55:15
  • Đọc ( 407 )
  • Phân loại:khoa da liễu

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Kim Hoa

45 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết