Mề đay là bệnh về da thường gặp nhưng mọi người hay lơ là trị liệu khiến bệnh nặng hơn, gây ra rất nhiều tác hại. Chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên chủ quan với bệnh nổi mề đay.
Những nguy hại do bệnh mề đay gây ra
Nổi mề đay có nguy hiểm không?
- Dẫn đến các bệnh khác
Những triệu chứng nổi mề đay có có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa, rối loạn chức năng đường ruột như buồn nôn, nôn, đi ngoài và đau bụng; dẫn đến viêm thận, cường giáp miễn dịch của cơ thể, thậm chí chức năng điều tiết miễn dịch bị giảm gây nên u bướu ác tính. Miễn dịch có thể khiến phụ nữ trong giai đoạn sinh sản vẫn có thể bị vô sinh và sảy thai.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Mề đay nếu phát bệnh nhưng không kịp thời trị liệu, kéo dài đến vài tháng hoặc đến hàng năm, sáng dậy và trước khi ngủ ngứa càng dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lí thường ngày. Do đó mề đay mãn tính không được để kệ nó phát triển, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau.
- Nguy hiểm tính mạng
Khi xuất hiện cổ họng ở cổ họng và khí quản, mề đay sẽ dẫn đến phù cổ họng tái diễn nhiều lần, cảm giác dắt cổ họng, khó thở, đau ngực, nghiêm trọng khiến người bệnh thiếu khí mà chết; càng kéo dai bệnh càng có nguy cơ mắc các triệu chứng lo lắng, hồi hộp, nôn, huyết áp hạ, tính mạng bị đe dọa.
Vì sao bị nổi mề đay?
- Di truyền
Trong gia đình có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này.
- Sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu
Thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, gió lạnh, độ ẩm không khí cao dễ khởi phát nổi mề đay.
- Sức đề kháng yếu
Cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
- Dị ứng với một số thuốc
Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da như: Aspirin, Pennicillin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod; thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh; thuốc cao huyết áp, suy tim, xương khớp; thuốc ngừa thai, một số loại vaccin…
- Dị ứng với thức ăn, thực phẩm
Các loại thực phẩm như: nghêu, ghẹ, tôm, cua, sò, cá biển, thịt bò, phô mai, trứng, sôcôla, rượu, bia, đồ uống có cồn, các loại mắm, tương, chao… chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác dễ gây dị ứng da.
- Các loại ký sinh trùng trong cơ thể
Nhiễm giun kim, giun lươn, giun chỉ, giun đũa, sán… gây xuất hiện mề đay
- Tác động của yếu tố tâm lý
Thường xuyên lo âu, stress, căng thẳng, xúc động, áp lực, gắng sức cũng là nguyên nhân nổi mề đay.
- Virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể
Người mắc bệnh viêm gan siêu vi B, C, bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có nguy cơ gây nên căn bệnh này: phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, chứng vẽ nổi da, thời tiết lạnh, ánh sáng mặt trời...
Chuyên gia nhắc nhở: Khi mắc mề đay cần sớm trị liệu, 1 khi kéo dài bệnh tình sẽ nặng hơn, khiến sức khỏe người bệnh bị sa sút nghiêm trọng, lâu ngày không khỏi, bệnh thường xuyên tái diễn. Sớm trị liệu hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.