Bệnh chàm ướt nếu áp dụng đúng phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của từng người, đúng căn nguyên sẽ nhanh chóng đẩy lùi hiệu quả căn bệnh này.
Nhận biết bệnh chàm ướt
Bệnh chàm ướt có khó chữa không?
Chàm ướt là thể nặng hơn với các lớp mụn nước khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Khi bị ở chân, tay sẽ thấy xuất hiện các lớp mụn nước trên đầu bàn và ngón tay hoặc ngón chân rồi lan dần ra các vùng khác.
Sau khi khởi phát được thời gian ngắn, mụn nước trở nên căng mọng, nhiều nước. Mụn vỡ ra gây đau rát và thậm chí còn có thể bị chảy máu, tổn thương da nghiêm trọng. Mụn nước thường tồn tại 2 – 4 tuần rồi mới vỡ, không điều trị kịp thời bệnh sẽ nặng hơn và dễ tái diễn.
Bệnh chàm ướt ở trẻ em thường xuất hiện ở hai má, cằm, khởi phát bằng những mảng chàm màu đỏ với nhiều mụn nhỏ to bằng hạt gạo, có những mụn nhỏ riêng lẻ xung quanh, mọc đối xứng nhau. Bệnh khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy khó chịu nên dễ mất ngủ vào ban đêm, cào gãi gây bội nhiễm.
Điều trị bệnh chàm ướt
Căn bệnh này có triệu chứng tương đối giống với nhiều bệnh lí ngoài da khác nên khó khăn trong việc chẩn đoán và trị liệu. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và làm một số xét nghiệm cần thiết như: kiểm tra dịch trong mụn nước, xét nghiệm da…thì mới chẩn đoán chính xác bệnh được.
Mục đích điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây y là nhằm phòng ngừa và kìm hãm sự phát triển bệnh. Thuốc tây có nhược điểm là gây ra nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng cần có sự chỉ định và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe thì mới đạt được hiệu quả trị liệu cao; tránh xa những tác nhân gây dị ứng; sử dụng các loại thức ăn giàu vitamin protein và nước. Cần thực hiện các hoạt động rèn luyện thể lực hợp lí nhưng không nên đứng lâu dưới trời nắng để tránh bị nóng rát vùng da bị chàm.
Đối với chế độ chăm sóc cơ thể cần mặc loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton để da được khô thoáng. Xà phòng giàu tính kiềm cần tránh sử dụng, nên lựa chọn xà phòng trung tính hoặc xà phòng mềm axít boric. Khi da bị thương tổn do bệnh chàm ướt nên dùng nước muối 1% hoặc dung dịch manganát kali già 0, 1% (thuốc tím) để lau rửa nhẹ nhàng sau đó thoa kem dưỡng da, fluxina, hồ nước… ở bên ngoài.
Thực hiện điều trị bệnh chàm ướt đúng hướng, chăm sóc sức khẻ da liễu khoa học sẽ giúp những triệu chứng của bệnh giảm dần và đạt được hiệu quả hồi phục tích cực.