Xin chào BS e bị đau lưng nhức gối và tê bả vai,

Xin chào BS e bị đau lưng nhức gối và tê bả vai, thỉnh thoảng bị xưng gân gót chân mặc dù đã đi khám và điều trị nhưng ko khỏi. Xin BS cho biết là bệnh gì? Hạn chế những công việc nào?

Bạn vẫn chưa có lời giải đáp thắc mắc của bạn?? Hãy để chuyên gia trực tuyến của chúng tôi giúp bạn ? chuyên gia sẽ đem đến cho bạn lời giải đáp hài lòng nhất.

Hãy (Mời) Đăng nhập

1 :Trả lời

Bác sĩ Hà - Bác sĩ đa khoa
Giỏi:bệnh nam khoa,bệnh tai mui họng,bệnh nội khoa

Chào bạn!


Biểu hiện như của bạn, nhiều khả năng là bị thoái hóa khớp. Bạn không nói rõ bao nhiêu tuổi và làm nghề gì nên rất khó để tư vấn cho bạn một cách chính xác. Tôi trình bày các trường hợp chung về thoái hóa khớp, một số biện pháp phòng và điều trị để bạn tham khảo.


Thoái hóa khớp nói chung diễn biến từ từ, tăng dần, làm thay đổi cấu trúc sinh lý của khớp và tổ chức quanh khớp. Quá trình này có thể do lão hóa của tổ chức sụn khớp, hoặc xuất hiện sau khi bị chấn thương làm tổn thương diện khớp. Đôi khi từ những chấn thương nhỏ nhưng tác động nhiều lần, khớp hoạt động quá tải gây ra.


Thoái hóa cột sống là hay gặp nhất, sau đó đến thoái hóa khớp gối. Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh và các tổ chức xung quanh, gây ra các biểu hiện như đau, co cứng vùng cột sống cổ, đau vai gáy, lan sang cả 2 tay, thậm chí đến bàn tay...Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra đau, tê vùng thắt lưng, lan xuống mông, thậm chị lan xuống tận bàn chân. Thoái hóa khớp gối có thể đau hớp gối 2 bên, đau tăng lên khi vận động.


Đặc điểm của đau trong thoái hóa khớp là đau có tính chất cơ chọc, đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Thoái hóa khớp, nói chung không điều trị khỏi được, các biện pháp điều trị chỉ là điều trị triệu chứng và điều trị làm giảm diễn biến của bệnh mà thôi. Để điều trị thoái hóa khớp có hiệu quả, nên thực hiện đồng bộ theo hướng dẫn sau:


+ Đang trong giai đoạn đau cấp, phải đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thường các bác sĩ sẽ cho uống thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm. Lưu ý là các thuốc này phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, vì thuốc có nghiều tác dụng phụ.


+ Tăng cường thể dục thể thao, vật lý trị liệu, massage, xông hơi, chiếu tia laser, tập các động tác kéo giãn đốt sống,... Các động tác này giúp giảm đau, thư giãn, tăng lưu thông máu và hồi phục tổn thương, nhờ đó hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị. Nên áp dụng lâu dài trong và sau khi điều trị. Nên đeo đai cố định để tránh các tác động xấu, cũng như nên tránh các động tác xấu trong sinh hoạt hàng ngày như mang vác vật nặng, gập hoặc xoay đột ngột (cổ, lưng), ngồi hoặc đứng lâu một tư thế, ngủ gối quá cao,...


Một điểm lưu ý khi vận động trong thoái hóa khớp là nếu vận động không đúng thì sẽ gây đau tăng lên, nhưng nếu không vận động thì nguy cơ cứng khớp. Vì thế, vận động trong thoái hóa sao cho không đè lên các khớp đang bị tổn thương, tức vận động nhưng hạn chế lực tác động lên các khớp. Chẳng hạn như ngồi vận động tại chỗ, vận động tại giường có người hỗ trợ,...


+ Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và luyện tập, có thể uống thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa vitamin nhóm B, các thành phần giúp tăng tuần hoàn và chống gốc tự do như Gingko Biloba, cao Bluberry. Việc cung cấp canxi, vitamin D, và các dưỡng chất giúp tăng tái tạo xương cũng là cần thiết, nhất là đối với người sau 50 tuổi. Các thành phần này có trong sản phẩm Vindermen Plus và Vững Cốt, có tác dụng phối hợp điều trị và dự phòng tái phát.

Chúc bạn mạnh khỏe !

Hãy (Mời) Đăng nhập
  • 1 Theo dõi
  • 0 Bộ sưu tập,527 Duyệt
  • : 2017-08-01 10:39:47

Các câu hỏi tương tự