Em đi bv da liễu khám bác sĩ nói em bị nổi mề đay vậy cho em hỏi bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn được không em cảm ơn

Em đi bv da liễu khám bác sĩ nói em bị nổi mề đay vậy cho em hỏi bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn được không em cảm ơn

Bạn vẫn chưa có lời giải đáp thắc mắc của bạn?? Hãy để chuyên gia trực tuyến của chúng tôi giúp bạn ? chuyên gia sẽ đem đến cho bạn lời giải đáp hài lòng nhất.

Hãy (Mời) Đăng nhập

1 :Trả lời

Bác sĩ hải - bác sĩ da liễu
Giỏi: bệnh da liễu...

Chào bạn, Mày đay (mề đay) là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước thay đổi như vết muỗi cắn hoặc mảng lớn bằng nửa bàn tay, nổi khắp cơ thể, tập trung nhiều ở vùng tì đè, cọ xát. Có 2 dạng mày đay: Cấp tính và mãn tính ­ xuất hiện mày đay hơn 6 tuần.

Thông thường điều trị bằng các thuốc kháng histamin tổng hợp tức thời trong vòng 10 đến 15 ngày đầu phát bệnh. Sau đó phải tiếp tục điều trị để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị mày đay cần chú ý vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây khởi phát bệnh, ăn kiêng (thực phẩm từ biển, đồ lên men...), tránh gió bụi, tắm nước ấm, hạn chế dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng, như: Chlorpheramine, Polaramine, Hydroxyzine, Cetirizine, Loratadine... Nếu dùng khoảng 2 tuần mà tình trạng bệnh không giảm hoặc diễn tiến chậm nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được khám và cho xét nghiệm tầm soát các yếu tố khởi phát bệnh.

Muốn điều trị dứt điểm triệu chứng nổi mày đay vào các buổi chiều tối hoặc khi trời hơi lạnh phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Tuy nhiên việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó vì vậy điều trị thường đòi hỏi sự kiên trì là lâu dài.

Trong trường hợp này của bạn bắt buộc phải đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc, kể cả thuốc nam khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định đường dùng thuốc cho người bệnh như uống, tiêm, truyền… 

Hãy (Mời) Đăng nhập