Bệnh mề đay hay mẩn ngứa dị ứng là một hiện tượng rất thường gặp trong đời sống sinh hoạt của chúng ta. Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện các mảng mề đay, đỏ, với hình dạng không nhất định, có thể nhỏ như hạt đậu nhưng cũng có thể xuất hiện thành những mảng đỏ lớn, sung phù và ngứa ngáy. Cơn mề đay thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết. Mề đay có thể xuất hiện do yếu tố cơ địa dị ứng hoặc do ăn phải một số loại thức ăn dễ gây dị ứng. Khi bị nổi mề đay, cần tránh tối đa các yếu tố nguy cơ, và cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn.
Những thực phẩm cần kiêng kỵ khi bị mề đay là nhóm thực phẩm dẽ gây nhậy cảm với người bệnh. Bao gồm:
Cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại là những thực phẩm được đánh giá là nhóm thực phẩm nhậy cảm, dễ gây dị ứng, mề đay.
Đó là các loại protein động vật: Cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại là những thực phẩm được đánh giá là nhóm thực phẩm nhậy cảm, dễ gây dị ứng, mề đay.
Một số khác là các loại thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả.
Ngoài ra, người bị nổi mề đay cũng nên hạn chế các loại quả quả rắn (như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào), tương lạc và các loại gia vị thơm…
Sôcôla, các aldehyt chưa no cũng được liệt kê vào nhóm thực phẩm có nguy cơ dẫn đến dị ứng, nổi mề đay. Vì vậy, người bị nổi mề đay cũng nên hạn chế các loại thực phẩm này.
Một số loại gia vị như thuốc tạo màu, thuốc bảo quản thức ăn, các vật chất tự nhiên, tinh dầu bạc hà…
Rượu bia. Vì đây có thể là những yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay tái phát.
Không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm với một số đồ ăn như trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng kị và kiểm tra loại nào dễ làm cho bệnh phát để rồi kiêng kị, tránh việc hiểu biết không rõ làm tình trạng bệnh năng hơn.