Chào em,
Rất tiếc là tôi không rõ xếp loại em trong mục khám sức khỏe định kỳ tại Nhật có ý nghĩa gì ?
Phù chân xuất hiện khi đứng lâu ở người trẻ thường gặp nhất là do bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy van tĩnh mạch chi dưới là từ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm, mẩn đỏ...
Suy tĩnh mạch có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Nguyên nhân là do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên, do thoái hóa theo tuổi, tư thế sinh hoạt, béo phì...
Để điều trị bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng... Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể dùng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ thun.
Nếu bệnh ở giai đoạn nặng có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật, chích xơ. Em có thể khám tại chuyên khoa Tim mạch, em nhé.