Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Trong khi hầu hết mọi người đều có nguy cơ nhiễm HPV, có những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Một số trong số đó là:
- HPV: có quan hệ tình dục với nhiều đối tác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV 16 và 18;
- Hút thuốc: thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ ung thư cổ tử cung gấp 2 lần người không hút;
- Ức chế miễn dịch: thuốc hay bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và virus gây ra bệnh AIDS có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung;
- Nhiễm Chlamydia: một số nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ có kết quả xét nghiệm máu cho thấy bằng chứng nhiễm chlamydia trong quá khứ hay hiện tại;
- Chế độ ăn ít trái cây và rau quả: phụ nữ có chế độ ăn ít trái cây và rau cũng tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung;
- Thừa cân: phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng phát triển ung thư cổ tử cung;
- Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: có bằng chứng cho thấy uống thuốc ngừa thai trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung;
- Sử dụng dụng cụ ngừa thai trong tử cung: một nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ đã từng sử dụng dụng cụ tử cung (IUD, một thiết bị được đưa vào tử cung để ngừa thai) có nguy cơ ung thư cổ tử cung giảm;
- Mang thai nhiều lần: những phụ nữ mang thai và sinh con nhiều hơn 3 lần sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ tử cung;
- Mang thai và sinh con khi nhỏ hơn 17 tuổi: những phụ nữ trẻ hơn 17 tuổi khi có thai và sinh con lần đầu tiên có nguy cơ ung thư cổ tử cung sau này trong cuộc sống gấp 2 lần bình thường;
Nghèo đói: thu nhập thấp cản trở phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ, bao gồm cả xét nghiệm Pap;
- Diethylstilbestrol (DES): DES là một loại thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai. Các bà mẹ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao. Con gái của những người mẹ này cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường;
- Trong gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung: ung thư cổ tử cung có thể di truyền trong một số gia đình. Nếu mẹ hoặc chị em bạn bị ung thư cổ tử cung, bạn có nguy cơ phát triển căn bệnh này cao hơn 2-3 lần so với trường hợp không ai mắc trong gia đình.