Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Những yếu tố bên trọng tác động đến kỳ kinh của nữ giới là
Mang thai
Đây là một trong những nguyên nhân chậm kinh thường gặp nhất. Nếu chậm kinh tới 7 ngày hoặc hơn thì việc đầu tiên nên làm là thử nước tiểu. Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn… thì khả năng mang thai càng cao.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS là sự mất cân bằng nội tiết tố, thường đi kèm với mất kinh, béo phì hoặc chảy máu tử cung. Việc thay đổi hàm lượng estrogen, progesteron, testosteron gây hạn chế rụng trứng, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Các triệu chứng khác của PCOS có thể là vô sinh, khó giảm cân, rậm lông ở mặt và ngực…
Thay đổi chu kì kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt không phải khi nào cũng 28 ngày. Để xác định chính xác chu kỳ, bạn nên dựa vào ngày rụng trứng, không nên tính theo ngày đầu hay cuối của kỳ kinh.
Phụ nữ dưới 40 tuổi do thiếu hụt hoóc-môn có thể bị suy buồng trứng sớm, ‘vùng kín’ khô hạn, kinh nguyệt thất thường, thậm chí tắt kinh. Hiện tượng mãn kinh sớm có thể là tự nhiên hoặc do phẫu thuật, dùng hóa chất xạ trị…
Tuyến giáp hoạt động bất thường
Việc mất cân bằng hoóc-môn tuyến giáp là nguyên nhân gây chậm kinh, mất kinh hoặc lượng máu kinh không đều. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ vấn đề nằm ở tuyến giáp. Khi thấy các biểu hiện của rối loạn tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Thừa cân hoặc thiếu cân
Người quá gầy thường dễ ngưng sản xuất nội tiết tố estrogen và phóng noãn. Nếu cơ thể không đủ chất béo có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do đó, duy trì cân nặng hợp lí là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa biến chứng do rối loạn kinh nguyệt gây ra.