Bác sĩ cho cháu hỏi với ạ. Cháu là nữ 30t, đã sinh mổ 2 lần.


Bác sĩ cho cháu hỏi với ạ. Cháu là nữ 30t, đã sinh mổ 2 lần. Gần đây cháu hay bị đau đầu chóng mặt, hoa mắt, đau mỏi vai gáy đau lưng, chân trái hay bị chuột rút. Cháu đi khám thì bsi cho chụp xquang sọ não và làm xét nghiệm máu, nước tiểu. Kết quả xét nghiệm bình thường nhưng hồng cầu của cháu là 5.5. Bsi kết luận cháu bị đa hồng cầu và khuyên cháu nên đi hiến máu. Nhưng về nhà cháu đọc thông tin trên mạng thì thấy đa hồng cầu là một bệnh nguy hiểm nên rất hoang mang. Vậy Bsi cho cháu hỏi, hồng cầu 5.5 có đủ để kết luận cháu bị đa hồng cầu k ạ hay cháu cần làm thêm những xét nghiệm gì ạ. Cháu cảm ơn ạ.


Bạn vẫn chưa có lời giải đáp thắc mắc của bạn?? Hãy để chuyên gia trực tuyến của chúng tôi giúp bạn ? chuyên gia sẽ đem đến cho bạn lời giải đáp hài lòng nhất.

Hãy (Mời) Đăng nhập

1 :Trả lời

BS Ngấn - bác sĩ phụ khoa
Giỏi:Rối loạn kinh nguyệt,phá thai ,U xơ cổ tử cung,Viêm cổ tử cung,Viêm lộ tuyến tử cung

Bệnh đa hồng cầu là một căn bệnh ác tính của tế bào máu. Đa hồng cầu là một dạng bệnh tăng sinh tủy khi một tế bào bị thay đổi gen. Khi tủy xương hoạt động quá mạnh và tạo ra quá nhiều tế bào máu với số lượng tế bào hồng cầu chiếm đa số, máu sẽ tăng độ quánh, cô đặc lại và có thể gây hiện tượng tắc nghẽn mạch máu.

Bệnh đa hồng cầu gồm 2 thể tăng hồng cầu:

Thể nguyên phát: hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh đa hồng cầu thể nguyên phát.

Thể thứ phát: do Enrtyprotein – hoócmôn thiết yếu tạo ra hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong xương tủy – tăng bất thường, đặc biệt là ở những người sống ở nơi cao, nghiện thuốc lá hay những người mắc bệnh về tim mạch, phổi, thận,…

Cách điều trị bệnh đa hồng cầu :Hiện nay, hai phương pháp chính được dùng để điều trị bệnh đa hồng cầu là:

Trích máu (Rút máu): rút bỏ bớt máu có định kỳ và theo dõi công thức máu để kiềm chế tình trạng tăng tế bào hồng cầu vượt mức trung bình. Phương pháp này thường được áp dụng với bệnh ở thể nhẹ hoặc bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên, việc rút máu có thể dẫn đến thiếu sắt, không kiểm soát được tế bào tiểu cầu và có thể gây ra một vài rối loạn huyết động ở một vài người.

Dùng thuốc: hiện nay có 3 loại thuốc chính gồm Hydroxyurea, Interferon và Anagrelide. Khi bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp trích máu, họ sẽ được dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thân mến.

Hãy (Mời) Đăng nhập
  • 1 Theo dõi
  • 0 Bộ sưu tập,557 Duyệt
  • : 2017-08-23 16:57:24

Các câu hỏi tương tự