Viêm mũi

Viêm mũi là chứng bệnh thường gặp và có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau...[ Từ điển bách khoa ]

Những triệu chứng viêm mũi thường gặp theo các nguyên nhân gây bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau người bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Do đó, bạn cần quan sát thật kỹ những biểu hiện triệu chứng mới có thể phân biệt được, tránh nhầm lẫn với những bệnh về đường hô hấp khác.

Bệnh thường được chia làm 2 loại chính là viêm mũi cấp tính và viêm mũi mạn tính. Tuy nhiên, trong 2 loại này lại có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào các thể.

Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi cấp thông thường


Bệnh có thể gây thành dịch, khi khí hậu thau đổi hay gặp mùa lạnh, môi trường khói bụi tác động đến 1 khu vực sống, môi trường sống,…. gây nên hiện tượng chảy mũi, sổ mũi cấp.

Ở giai đoạn đầu người bệnh cảm giác ớn lạnh xương sống, nổi gai ốc,… khi thở ra có cảm giác nóng rát ở mũi, đầu đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, sốt cao (thường gặp ở trẻ). Ngoài ra mũi còn bị tắc, nghẹt, mất khứu giác, giọn khàn kín mũi, hắt hơn nhiều cái cùng lúc.

Khi khám thấy niêm mạc mũi đỏ rực, sưng nề, xung huyết dữ dội, nước mũi đục, đặc dần, ngửi khá hơn, cáctriệu chứng tại chỗ khá lên, bệnh thường khỏi sau khoảng một tuần.

Một số trường hợp chảy mũi do virus cúm như: Adeno-, Reocorona-, Parainfluenza-, Entero-, Myxovirus… ngoài những biểu hiện cấp tính còn có có thể gây biến chứng ở đường hô hấp như ho, khó thở,… Hay ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa,… hoặc kèm các biến chứng: Viêm cơ, viêm thận, viêm màng não, viêm nội tâm mạc,…

Thể lâm sàng:

– Viêm mũi cấp do cúm:Biểu hiện toàn thân đến đột ngột, sốt cao, rét, đau mình mẩy, bệnh lây truyền nhanh có thể phát triển thành dịch,…

– Viêm mũi do sởi:Dịch mũi, máu mũi chảy được xem là biểu hiện viêm mũi đầu tiên do tác đeoọng của virus sởi. Thậm chí hệ thống lệ đạo cũng bị viêm, mi mắt phù nề, chảy nước mắt, màng tiếp hợp đỏ, giọng khàn, ho nhiều, khó thở nhẹ.

– Viêm mũi do thủy đậu:Tiền đình mũi xuất hiện 1 ít nốt phồng, chảy nhiều dịch mũi, viêm loét niêm mạc cuốn mũi và vách ngăn. Lhi hết bệnh có thể để lại sẹo nhăn trên tiền đình mũi. Trẻ từ 2-3 tuổi rất thường gặp phải hiện tượng này.

– Viêm mũi bạch hầu:Trong mũi và họng xuất hiện giả mạc trắng, bệnh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát.

– Viêm mũi ở trẻ sơ sinh:Trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi, khó bú, bỏ bú, nôn mửa, sốt, dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt, không tăng cân,… Nếu kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi triệu chứng càng nặng nề hơn.

– Viêm mũi do lậu ở trẻ nhỏ:Trẻ bị nhiễm bệnh lậu từ âm đạo của mẹ (sinh thường), sau sinh 3-4 ngày. Mũi, môi của trẻ bị sưng to, đỏ, chảy mũi vàng, xanh, tắc mũi hoàn toàn, trẻ không bú được, mắt sưng mọng, mí mắt cũng không mở được, màng tiếp hợp đỏ, phù nề,…

– Viêm mũi do dị vật:Trẻ nhỏ thường nhét hay mắc 1 số dị vật trong mũi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là lở loét mũi. Trẻ có triệu chứng lâm sàng ngạt mũi, chảy mũi rất hôi thối, màu xanh, vàng có thể có lẫn máu trong dịch mũi,…đôi khi có sốt, thường chỉ bị một bên mũi.

– Viêm mũi lao:Có 2 thể: Lupus và viêm loét niêm mạc mũi do vi khuẩn lao. Triệu chứng: vùng tiền đình, cuốn mũi dưới, niêm mạc vách ngăn xuất hiện những nốt nhỏ màu hơi đỏ, sau đó xuất hiện mủ rồi hoại tử. Sau đó tạo ra các sẹo co dúm gây hẹp hốc mũi,…chẩn đoán bệnh dựa vào sinh thiết.

– Viêm mũi giang mai:Thường xuất hiện ở giai đoạn III. Các xương vùng mũi sưng đau, dịch nũi có mủ, viêm loét hoại tử, vùng đầu – mặt – cổ sưng hạch, cuống mũi sập hình yên ngựa. Thực hiện phản ứng huyết thanh và sinh thiết để chẩn đoán bệnh.

Triệu chứng lâm sàng viêm mũi mạn tính


Ban đầu là ngạt mũi 1 bên, luân phiên giữa 2 mũi, sau đó ngạt liên tục dữ dội cả 2 bên, xuất tiết ít, nhầy dai và dính không màu, thường không có mủ, xu hướng phát triển ở phía mũi sau xuống họng, có triệu chứng viêm họng thứ phát. Người bệnh nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể có viêm túi lê, nhức đầu mất ngủ, hay đằng hắng. Lâm sàng có 3 giai đoạn:

– Giai đoạn xung huyết đơn thuần:Ngạt mũi liên tục kéo dài cả đêm lẫn ngày, xuất tiết dịch ít, niêm mạc mũi cuốn mũi phì đại, đỏ, đôi khi tím bầm.

– Giai đoạn xuất tiết:Chảy mũi là dấu hiệu đầu tiên cơ bản nhất, nhầy hoặc mủ chảy kéo dài hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, khứu giác giảm, tình trạng nặng có thể dẫn đến mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuốn mũi sưng mọng.

– Giai đoạn quá phát:Là hậu quả của quá trình quá sản niêm mạc cuốn mũi dưới, tắc mũi liên tục, nói giọng mũi kín, thở bằng đường miệng, viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, xuất tiết giảm dần. Khám thấy cuốn dưới quá phát gần sát vách ngăn mũi, cứng sần sùi, màu xám nhạt, một số trường hợp phát triển phía đuôi cuốn, chỉ khi soi mũi sau mới phát hiện được.