Việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bệnh cũng như cách chữa bệnh chàm là vô cùng cần thiết để phòng tránh cũng như có hướng xử lý khi có dấu hiệu mắc bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách chữa trị bệnh chàm như thế nào thông qua bài viết dưới đây.
Để điều trị bệnh một cách hiệu quả và dứt điểm cần kiên trì, đôi khi là trong thời gian dài, thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
Cách chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian
Có rất nhiều loại thảo dược trong tự nhiên mà theo dân gian rất hiệu quả để chữa bệnh chàm như lá ổi, lá sim.... , vừa an toàn, vừa đơn giản:
Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi
Lá ổi có khả năng kháng khuẩn cũng như làm sạch da rất tốt, vì vậy mà rất nhiều người sử dụng lá ổi chữa chàm.
Rửa sạch lá ổi rồi đun sôi khoảng 5 – 7 phút với nước, đợi nước nguội bớt rồi dùng nước lá ổi để ngâm với vùng da bị chàm, có thể kết hợp chà xát nhẹ nhàng lên da bằng bã lá ổi trong khi ngâm. Thực hiện 15 phút rồi lau khô lại bằng khăn mềm.
Tốt nhất là thường xuyên thực hiện cách này vào thời điểm buổi tối, trước khi ngủ.
Cách chữa bệnh chàm bằng lá sim
Tính đắng của lá sim có tác dụng khử trùng và làm lành vết thương, từ đó đem lại hiệu quả làm giảm triệu chứng bệnh chàm rất tốt.
Rửa sạch lá sim, sắc lá với nước cho tới khi đặc sánh lại thành dạng cao. Lấy cao lá sim này mỗi ngày bôi lên vùng da bị chàm và để khô tự nhiên. Khi cao khô thì bôi mỡ gà trống lên. Khi nào các triệu chứng của bệnh giảm hẳn thì ngừng thực hiện.
Cách chữa bệnh chàm bằng Đông y
Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh chàm có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa, mụn đỏ... cũng như chữa bệnh chàm hiệu quả:
Bài thuốc 1
Sài đất 20g, bồ công anh 20g, thổ phục linh 20g, thương nhĩ 16g, bạch chỉ nam 16g, hương nhu trắng 16g, hạ khô thảo 16g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, xa tiền 12g, cam thảo đất 12g, cúc hao 10g.
Sắc các loại thảo dược này uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần. Bài thuốc có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, chống viêm.
Bài thuốc 2
Thổ phục linh 20g, kinh giới 16g, nam hoàng bá 16g, cành châu 16g, xương bồ 16g, sâm đại hành 16g, ngân hoa 16g, phòng phong 12g, hoàng kỳ 12g, liên kiều 12g.
Sắc các loại thảo dược này uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần. Khi vết chàm khô và ngừng ngứa thì ngừng thuốc.
Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Tây y
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương cũng như lứa tuổi mắc bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định loại thuốc sử dụng phù hợp nhất, có thể kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.
Loại thuốc uống
+ Thuốc chống ngứa, chống dị ứng như sirô théralèn, sirô phenergan, chlorpheniramin...;
+ Thuốc kháng sinh chống bội nhiễm tùy thuộc tình trạng bội nhiễm. Ví dụ nếu xuất hiện viêm da mủ thì sẽ được chỉ định amoxicilin, cephalosporin...;
Loại thuốc ngoài da
+ Hồ nước giúp giảm ngứa, dịu da, sử dụng ở giai đoạn đầu của bệnh;
+ Dung dịch bôi ngoài da như dung dịch jarish, natri clorid 0,9%; vioform 1%; thuốc tím 0,001%...., sử dụng ở giai đoạn bán cấp của bệnh;
+ Thuốc mỡ:
Đối với trường hợp bệnh chàm không bị nhiễm khuẩn, tổn thương khô, có thể sử dụng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid.
Đối với trường hợp bệnh chàm bị nhiễm khuẩn, cần sử dụng các loại thuốc mỡ như cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin...
Được sử dụng trong giai đoạn mạn tính của bệnh, hạn chế bôi trên diện tích rộng để tránh gây biến chứng do thuốc có tác dụng phụ.
>>> Để sử dụng thuốc Tây y an toàn bắt buộc cần có sự chỉ định của các bác sỹ phòng khám chuyên khoa da liễu để đảm bảo thuốc không gây phản ứng mạnh hoặc biến chứng.
Hy vọng nội dung bài viết của phòng khám đa khoa Đông Phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích, giúp bạn đọc chăm sóc sức khỏe bản thân một cách tốt hơn.
Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!