Thuốc chữa bệnh chàm hiệu quả

Bệnh chàm là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất. Vậy thì có cần điều trị bệnh không và cần phải sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm nào? Câu trả lời tất nhiên là có, bởi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh

Bệnh chàm là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất. Vậy thì có cần điều trị bệnh không và cần phải sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm nào?  Câu trả lời tất nhiên là có, bởi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Còn việc dùng thuốc trị bệnh chàm như thế nào thì hãy tham khảo ở bài viết sau đây.

Thuốc chữa bệnh chàm

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương cũng như lứa tuổi mắc bệnh mà bác sỹ sẽ thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ định liệu trình điều trị phù hợp nhất, có thể kết hợp dùng thuốc uống với thuốc trị bệnh chàm bôi ngoài da.

attachments-2018-07-gXQVltKa5b45d5d25746

Các thuốc bôi ngoài da

Căn cứ từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định loại thuốc bôi chàm ngoài da để điều trị sao cho phù hợp.

Giai đoạn cấp tính:

Ở giai đoạn này có thể tẩm liệu tại chỗ bằng nước ép hoa quả (như rau má, bí đao, dưa gang), bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish. Bên cạnh đó có thể dùng hồ nước để làm giảm ngứa, dịu da.

Sau đó có thể dùng một số loại dung dịch như Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%, Eosin... để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết.

Giai đoạn bán cấp:

Ở giai đoạn này có thể dùng gạc nhúng vào các dung dịch như natri clorid 0,9%; vioform 1%; thuốc tím 0,001% rồi đắp lên vùng tổn thương nhiều lần. Tuy nhiên không được sử dụng các dung dịch có chứa axit boric cho trẻ em.

Cũng có thể dùng các kem như kem kháng sinh hay kem chứa Corticoide... để đề phòng gây phản ứng mạnh.

Giai đoạn mãn tính:

Ở giai đoạn này có thể dùng các loại thuốc mỡ kháng sinh như cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin để điều trị bệnh khi có nhiễm khuẩn.

Các loại thuốc mỡ có chữa corticosteroid để điều trị các thông tổn thương chàm khô, không bị nhiễm khuẩn.

Để không gây tác dụng phụ cho thuốc hay biến chứng thì không nên bôi ở diện tích rộng hoặc bôi quá nhiều.

Các thuốc uống

Các loại thuốc trị chàm toàn thân thường được sử dụng bao gồm có:

Các thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng:

Các loại thuốc mỡ, kem phủ có chứa hydrocortisone có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chàm một cách nhanh chóng.

Các thuốc có tác dụng chống ngứa, an thần:

Có thể sử dụng một trong các thuốc chống dị ứng để chống ngứa như sirô théralèn, chlorpheniramin, sirô phenergan....

Bên cạnh đó có thể sử dụng các thuốc kháng sinh histamines như chlopheniramin, trexyl, allerry, peritol, dimedrol, histalong, hismanal... Các loại thuốc này cần sử dụng kết hợp cùng với thuốc bôi ngoài da để tránh hiện tượng nhờn thuốc cũng như tránh các tác dụng phụ của thuốc.

Các thuốc an thần có thể sử dụng là seduxen hay diazepam...

Các thuốc có tác dụng chống bội nhiễm:

Bác sỹ sẽ căn cứ theo tình trạng bội nhiễm để lựa chọn dòng kháng sinh phù hợp.

Trường hợp bệnh có xuất hiện viêm da mủ cần điều trị bằng kháng sinh như cephalosporin, amoxicilin... để chống bội nhiễm.

Các thuốc có tác dụng giải mẫn cảm:

Thường sử dụng vitamin C liều cao mỗi ngày từ 1 - 2g. Bên cạnh đó có thể các vitamin liệu phòng như A, B2, B6, D2, F, P, PP.

Nếu các đơn thuốc trên không đem lại hiệu quả thì bác sỹ có thể chỉ định thuốc kháng viêm, chống viêm nặng hơn như thuốc chứa Corticosteroids, tuy nhiên cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sỹ.

Các loại thuốc điều trị bệnh chàm từ Tây y có tác dụng nhanh chóng và việc sử dụng thì rất dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không điều trị được dứt điểm khiến bệnh dễ tái phát.

Hơn nữa các thuốc Tây này có thể gây nên tác dụng phụ, gây dị ứng khiến bệnh nặng hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng nhờn thuốc gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Đối tượng sử dụng các loại thuốc này cũng bị hạn chế bởi nhiều loại thuốc không được sử dụng cho trẻ sơ dinh dưới 2 tuổi hay phụ nữ có thai.

Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa phòng khám da liễu để được tư vấn hướng dùng thuốc phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

  • Đăng bài 2017-05-19 15:16:42
  • Đọc ( 512 )
  • Phân loại:khoa da liễu

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Bác sĩ hải

bác sĩ da liễu

43 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết