Bệnh chàm có lây không? Đây là thắc mắc đối với tất cả bệnh nhân mắc bệnh và cả người thân và những người xung quanh bệnh nhân nhiễm chàm. Tìm hiểu xem căn bệnh chàm có lây không để biết cách phòng tránh bệnh.
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm (hay còn gọi là eczema) là tình trạng do viêm khiến da bị thay đổi như bị khô, đỏ lên, nặng hơn thì dẫn đến tình trạng nứt nẻ da.
Bệnh có thể xuất hiện trên bề mặt da ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể và thường khởi phát từ khi còn bé cho đến tuổi trưởng thành sẽ kết thúc. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em trong 6 tháng đầu tiên khi đang bú sữa mẹ.
Đây cũng là một vấn đề kinh niên đối với nhiều người. Trên thế thới có khoảng 10% dân số mắc bệnh này, còn ở Việt Nam bệnh chiếm đến 25% trong tổng số tất cả các bệnh ngoài da.
Tùy theo mức độ mà bệnh chàm có thể phân thành các giai đoạn cấp tính, bán cấp và mãn tính. Bệnh nhân khi mắc bệnh có nguy cơ phát triển các dị ứng khác như dị ứng phấn hoa, hen xuyễn....
Bệnh chàm có lây không?
Do không nắm bắt chính xác và đầy đủ các thông tin về bệnh chàm mà nhiều người khá thắc mắc không biết bệnh chàm có lây không?
Dù đây là một bệnh về da khá phổ biến với những biểu hiện như ngứa da, nổi mụn đỏ bọng nước, tập trung thành những mảng bọng nước lớn, có thể gây viêm nhiễm nếu những nốt mụn này vỡ ra.
Thế nhưng bệnh chỉ tự lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh nếu hướng điều trị không đúng chứ không phải dạng bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chung sống hay tiếp xúc với những người mắc bệnh, tuy nhiên cũng cần chăm sóc các bệnh nhân thật tốt để họ nhanh chóng khỏi bệnh.
Làm sao để hết bệnh chàm?
Để điều trị hết bệnh chàm, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chữa chàm khô bôi ngoài da toàn thân cụ thể phù hợp với từng giai đoạn của bệnh theo chỉ định của bác sỹ, như:
+ Giai đoạn cấp: Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết : Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.
+ Giai đoạn bán cấp: Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm...
+ Giai đoạn mạn: mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol.
Một số trường hợp bác sỹ sẽ chỉ định thuốc uống toàn thân như:
+ Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa như kháng Histamin, an thần diazepam, seduxen...
+ Những thuốc giải mẫn cảm như vitamin C liều cao..., vitamin liệu phòng như A, B2, B6...
+ Giai đoạn cấp nên sử dụng kháng sinh để phòng bội nhiễm; Giai đoạn bám cấp có thể sử dụng Corticoit.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc Đông Y để điều trị bệnh chàm.
Hy vọng với những thông tin bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích để phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh chàm cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn.
Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!