Chàm
là một trong những bệnh lí ngoài da có thể xảy với bất kì ai, dễ tiến triển mãn
tính nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm cách nào để nhận biết và xử trí
căn bệnh này bằng cách nào, hãy tham khảo những thông tin về bệnh chàm da được chia sẻ dưới
đây.
Triệu chứng của bệnh chàm
Bệnh chàm da thuộc nhóm bệnh da liễu dễ gặp ở nước ta. Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện vết hoặc đám đỏ trên da, hơi nề, cộm nhẹ, có ranh giới không rõ, gây ngứa dữ dội. Trên nền đỏ xung huyết nếu nhìn kỹ người bệnh có thể thấy những sẩn tròn lấm tấm trông giống như hạt kê. Thực chất chúng là những mụn nước ở dưới da đang tiến triển để đùn lên. Khi bệnh nặng hơn chúng sẽ chuyển thành dạng mụn nước tập trung thành nhiều lớp, lan rộng nhất khi gãi.
Chàm da tiến triển theo 5 giai đoạn với những triệu chứng cụ thể như sau:
- Giai đoạn tấy đỏ
+ Da ngứa và có màng đỏ
+ Bề mặt da xuất hiện vô số hạt nhỏ màu hơi trắng chuyển dần sang mụn nước.
- Giai đoạn nổi mụn nước
+ Trên nền da màu đỏ dần có những mụn nước, chúng có thể lan ra vùng da lành. Kích thước của mụn khá nhỏ nhưng cũng có khi nó tập trung lại tạo thành mụn nước lớn.
+ Bề mặt các mụn nhỏ khá nông và chứa dịch trong. Chúng tạo thành từng mảng dày đặc, chi chít. Một số trường hợp bệnh có nhiều đợt mụn nước nổi lên ở từng giai đoạn.
- Giai đoạn chảy nước
+ Các mụn nước vỡ ra tự nhiên hoặc dập vỡ do gãi.
+ Mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt, nguy cơ bội nhiễm cao.
- Giai đoạn da nhẵn
+ Xuất tiết giảm, tiết dịch màu vàng và đọng huyết thanh trên bề mặt da tạo nên các vảy tiết dày, bong tróc tạo nên lớp da nhẵn bóng.
- Giai đoạn bong vảy da
+ Tại lớp da mỏng vừa tái tạo diễn ra sự rạn nứt, bong vảy thành những mảng dày hoặc vụn giống như cám.
+ Da tăng sắc tố và dày lên.
Phương hướng khắc phục bệnh chàm da
Đến nay việc điều trị chàm da vẫn còn tương đối khó khăn bởi đây là căn bệnh dễ tái phát, khó điều trị tận gốc. Vì thế để tránh tình trạng này người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh đồng thời có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sung râu xanh, trái cây, thực phẩm giàu kẽm và tránh xa các chất kích thích.
Người mắc bệnh chàm cần quan tâm đến việc điều trị giảm triệu chứng bệnh và tái tạo, tăng sức đề kháng cho da. Bổ sung các yếu tố vi lượng, đặc biệt là kẽm cũng có hiệu quả hỗ trợ điều trị rất tốt bởi nó giúp làm giảm và dịu lớp sừng trên da, bong vẩy da. Mặt khác, kẽm còn có khả năng chống viêm, tăng tái tạo biểu mô và giúp làm dịu, giảm ngứa rất tốt.
Tuy nhiên, để có thẻ khắc phục hiệu quả toàn bộ các triệu chứng của bệnh không tái phát, cần đến khám da liễu ở đâu tốt và có phương hướng điều trị triệt để và phù hợp vưới mỗi cơ thể người bệnh.