Là một dạng của viêm da có vị trí khu trú, chàm da đầu xuất hiện tại vùng da đầu gây ra sự khó chịu không nhỏ cho người bệnh. Biết được kiến thức cơ bản về căn bệnh này sẽ giúp bạn sớm nhận biết đồng thời biết cách xử trí hiệu quả với bệnh.
Chàm da đầu là gì?
Chàm da đầu là gì?
Tên gọi khác của căn bệnh này là eczema da đầu hoặc viêm da đầu. Bệnh khởi phát là những nốt mụn sần sùi có vảy trên vùng da đầu, sau đó nhanh chóng lan rộng ra tạo thành một lớp màng dày liên kết dưới chân tóc và bao phủ da đầu, đôi khi có thể lan xuống mặt hoặc gáy.
Căn nguyên của bệnh chàm da đầu
Đây là căn bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường thay đổi theo thể trạng bệnh của từng người. Yếu tố di truyền có liên quan mật thiết với chàm nên nếu trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh chàm da đầu thì khả năng con cái mắc bệnh tương đối cao.
Người mắc chàm da đầu rất nhạy cảm với các dị ứng nguyên bên ngoài môi trường như: xà phòng, chất tẩy rửa, xi măng, cao su... Bệnh hen và sốt cũng liên quan mật thiết góp phần hình thành chàm da đầu.
Biểu hiện của chàm da đầu là gì?
- Vùng da mắc bệnh đỏ lên, tạo vảy hoặc vảy mỡ, bề mặt có sần và xốp bào với giới hạn tương đối rõ ràng, cảm giác da khô ráp, ngứa ngáy, đau rát.
- Khu trú chủ yếu ở da đầu, trán, lông mày, khe mũi hoặc sau tai.
Bệnh chủ yếu hình thành do tình trạng giảm tiết nhờn và thiếu độ ẩm nên việc duy trì được sự cân bằng của các thành phần này sẽ góp phần quan trọng giúp da khỏe mạnh và tạo ra rào cản chống lại tác động của tác nhân gây bệnh.
Lưu ý khi bị chàm da đầu
- Tránh không chà xát, không gãi nhiều tại vùng da bị bệnh để giảm tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương lớn cho da.
- Loại trừ và tránh xa các chất có thể gây ra dị ứng cho cơ thể người bệnh để không tạo điều kiện cho bệnh bùng phát.
- Không nên dùng đồ len hoặc đồ dạ trực tiếp vào da của trẻ để tránh khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Duy trì khẩu phần ăn hợp lý, tuyệt đối không tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng nhưng cũng cần cân bằng, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Điều trị chàm da đầu nếu không dứt điểm sẽ rất dễ tái phát, trở thành mãn tính gây cản trở lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì thế người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và xác định mức độ bệnh từ đó có hướng điều trị tích cực.