Triệu chứng giang mai ở nam giới thường được chia thành 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
Ở giai đoạn 1
Xoắn khuẩn xâm nhập vào lớp da và lớp niêm mạc với thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần. Nó xâm nhập vào bên trong và gây ra săng giang mai. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng…
Những tổn thương ban đầu đó chính là nốt ban lan dần ra ngày một rộng hơn và hình thành các vết loét có đường kính từ 1 – 2 cm, xung quanh nổi hình tròn màu đỏ, bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ không có triệu chứng.
Ở giai đoạn 2
Săng giang mai sau khi xuất hiện từ 6 – 8 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn 2 với triệu chứng thông thường là: Sốt, Hạch bạch huyết sưng to, Đau đầu, Đau cơ, Đau khớp, Chán ăn, Cơ thể mệt mỏi, Niêm mạc da xuất hiện nốt ban có hình cánh hoa hồng, mụn mủ, Nổi ban ở vùng niêm mạc ở môi, khoang miệng, quy đầu
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như rụng tóc, rụng lông, nốt ban giảm màu hoặc chuyển sang thâm. Các tổn thương trên dần lan rộng nhưng cảm giác ngứa không rõ ràng. Giai đoạn này khả năng lây bệnh cao nên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Ở giai đoạn này không bị lây bệnh.
Đặc điểm của củ giang mai: Có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu các củ, gôm khu trú ở các tổ chức quan trọng và không được điều trị kịp thời, tích cực có thể đe dọa tính mạng người bệnh.