Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
– Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi v.v…
– Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn.
– Dị ứng với nấm kẽ chân.
– Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.
Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn:
- Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…
- Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…
- Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)
- Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…
Khi tình trạng sức khỏe suy giảm hoặc khi đã mắc bệnh các yếu tố trên dễ làm khởi phát bệnh mặc dù trước đó người bệnh có thể tiếp xúc và ăn uống bình thường.
Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên. Nên việc điều trị bắt buộc phải sử dụng thuốc đống thời tránh các nguyên nhân nếu trên. Bạn nên đến chuyên khoa da liễu ở các bệnh viện lớn để khám và điều trị bệnh.